Diễn giải hiến pháp: Nhật có thể can thiệp vào Biển Đông

Google News

(Kiến Thức) - Dỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể, Nhật Bản có thể can thiệp vào Biển Đông nếu các quốc gia khác bị tấn công.

Ngày 5/7, Chủ tịch Hội Quan hệ Quốc tế Philip Yang cho hay, việc dỡ bỏ lênh cấm trên ngang với việc hình thành Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung mới giữa Mỹ và Nhật Bản, biến liên minh quân sự đơn phương thành song phương.
 Tàu chiến Trung Quốc ráo riết ở Biển Đông. (Ảnh minh họa)
Nhật Bản ngoài việc cung cấp các hỗ trợ về mặt hậu cần mà giờ có thể can thiệp quân đội dưới danh nghĩa là tự vệ tập thể, ông phát biểu tại một diễn đàn được tài trợ bởi hiệp hội của ông.
Điều đó có nghĩa là, Nhật có thể can thiệp nếu các quốc gia khác bị tấn công, “rất có thể ở vùng Biển Đông”, hay các vùng biển tranh chấp của họ nếu Tokyo thấy an ninh của các nước đồng minh có thể ảnh hưởng tới họ, đặc biệt là về an toàn hàng hải.
Ông Chen Yung-feng, trợ lý giáo sư tại Đại học Tunghai, nói trong hội nghị rằng, đã có một chút xung đột bạo lực ở Đông Á khi ông này so sánh tình hình hiện nay với điều kiện trước khi nổ ra Chiến tranh Trung-Nhật năm 1894-1895.
Ông Ho Szu-shen, Giám đốc Trung tâ, nghiên cứu Nhật Bản ở Đại Học Công Giáo Fu Jen, cho biết các động thái của ông Abe nhằm thay đổi Hiến pháp quốc gia thực ra là một đề xuất ngầm của phía Mỹ.
Ông Yang cảnh báo rằng, Đài Loan cũng khó lòng được hưởng lợi từ động thái này của phía Nhật. Bởi lẽ, nghị quyết của nội các Nhật ghi rõ, lực lượng vũ trang họ có thể phản ứng nếu Nhật Bản bị tấn công hay “các quốc gia” có quan hệ gần gũi với Nhật Bản bị đe dọa.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, Đài Loan không phải là quốc gia mà Nhật Bản lưu tâm. Do vậy, họ không có nghĩa vụ giúp đỡ Đài Loan cả.
Thanh Nga (theo WCT)