Hoạt động bỏ phiếu trưng cầu dân ý diễn ra từ 7h đến 19h ngày 5/7/2015, theo giờ địa phương.
|
Người dân được đề nghị tham gia quyết định liệu Hy Lạp sẽ chấp nhận hay từ chối điều kiện của các chủ nợ quốc tế.
|
Người dân được đề nghị tham gia quyết định liệu Hy Lạp sẽ chấp nhận hay từ chối điều kiện của các chủ nợ quốc tế trong thương lượng tìm lối thoát khỏi khủng hoảng nợ.
Trước đó, Thủ tướng Alexis Tsipras đã kêu gọi các cử tri nói "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý, còn Bộ trưởng Tài chính Yanis Varufakis thì cáo buộc các chủ nợ đang "khủng bố" Hy Lạp.
|
Thủ tướng Alexis Tsipras đã kêu gọi các cử tri nói "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý.
|
Ban lãnh đạo EU cảnh báo việc Hy Lạp bác bỏ các điều kiện để nhận hỗ trợ tài chính sẽ có thể có nghĩa nước này phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Theo Giáo sư người Đức Wolfram Elsner, các nước chủ nợ cực lực phản đối việc Hy Lạp tổ chức trưng cầu ý dân.
Hy Lạp đang đứng trước thảm họa nhân đạo và việc tiếp tục chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng sẽ khai tử chính trị của liên minh SYRIZA. Việc người dân Hy Lạp nói "không" sẽ hợp thức hóa chính sách của SYRIZA, liên minh tiếp tục tự tin hành động trên vũ đài chính trị quốc tế. SYRIZA đã thông qua các biện pháp vốn cần thiết từ lâu là kiểm soát dòng vốn và đề nghị các ngân hàng tạm ngừng làm việc.
Xét từ quan điểm kinh tế, rõ ràng cần có biện pháp xóa nợ. Cách thức này đã được nhiều nước biết đến. Sau khủng hoảng tài chính, Iceland tuyên bố không thể trả nợ, không muốn đẩy người dân vào thảm họa nhân đạo. Một năm sau, Iceland vượt qua được khủng hoảng và bắt đầu phát triển từng bước về kinh tế. Hy Lạp từng là một quốc gia công nghiệp phát triển khá mạnh khi gia nhập EU. Điều mà EU đã làm là tái cấu trúc, biến đất nước thành nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp. Ở khía cạnh này, Hy Lạp đã phụ thuộc quá mức và quá lâu vào EU. Cuộc nổi loạn chính trị hôm nay chính là hệ quả của sự thất vọng chính trị kéo dài nhiều thập kỷ.
Minh Châu (Theo Sputnik)