Iraq - đồng minh mới của Nga ở Trung Đông

Google News

Thủ tướng Iraq vừa có chuyến thăm lịch sử tới Nga và đã ký nhiều thoả thuận quan trọng...

- Thủ tướng Iraq vừa có chuyến thăm lịch sử tới Nga và đã ký nhiều thoả thuận quan trọng, trong đó có hợp đồng mua các loại vũ khí hiện đại trị giá nhiều tỷ USD.

Đồng minh mới của Nga

Giữa Mỹ và Iraq từ lâu đã xuất hiện mâu thuẫn khó có thể hóa giải và đến một lúc nào đó Washington sẽ gạt bỏ chính quyền hiện nay ở Bagdad theo kịch bản "mùa xuân Arabia" như đã từng diễn ra ở Ai Cập, Libya hay Syria. Vì thế, Thủ tướng Nouri Al-Maliki quyết định mua vũ khí và ký các hợp đồng kinh tế có lợi đối với Nga xuất phát từ hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Matxcơva  trong "trường hợp xấu nhất".

Điều mà Mỹ hết sức lo ngại về "sự bấp bênh" trong nền chính trị của Iraq là vào năm 2010, trong Quốc hội Iraq hình thành các liên minh giành được đa số ghế không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Washington. Đó là, Liên minh "Nhà nước của pháp luật" đứng đầu là Thủ tướng Nouri

Al-Maliki, Liên minh dân tộc Iraq; Liên minh "Al-Irakia" và Liên minh Kurdristan của người Kurd.

Mỹ ủng hộ Liên minh "Al-Irakia" vốn tập hợp những người trước đây đã từng phục vụ trong chính quyền của cựu Tổng thống Saddam Hussein nhưng sau đó do bất đồng chính kiến đã phải tỵ nạn chính trị ở Iran. Không những thế, Washington còn kêu gọi người Curd ủng hộ liên minh này.
 
Lý do là, năm 2004, sau khi lật đổ Chính phủ của Tổng thống Saddam Hussein, Washington bắt đầu tìm kiếm các nhân vật chính trị đã từng chống lại chế độ của Tổng thống Saddam Hussein để đưa họ quay trở về vị trí trong chính phủ mới. Hành động này hoàn toàn tương tự các sự kiện liên quan đến các thủ lĩnh mới được dựng lên ở Ai Cập, Libya và cả tại Syria hiện nay.
 
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay Thủ tướng Iraq Nouri Al - Maliki trong khu dinh thự Novo-Ogaryovo, bên ngoài Moscow, 10/10/2012.         Ảnh: Reuteurs
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay Thủ tướng Iraq Nouri Al - Maliki trong khu dinh thự Novo-Ogaryovo, bên ngoài Moscow, 10/10/2012. Ảnh: Reuteurs

Khối Liên minh "Al-Irakia"

Đến khi quan hệ giữa Mỹ với Iran trở nên căng thẳng, Washington bắt đầu dựng lên khối Liên minh

"Al-Irakia" bao gồm những người thân tín trước đây của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein vì họ có mâu thuẫn không đội trời chung với Teheran. Đứng trước nguy cơ bị mất ảnh hưởng và quyền lợi mà cuộc chiến tranh Iraq đem lại, người Shitte ở Iraq bắt đầu hành động. Họ đã truy đuổi những người theo dòng Sunni và các tôn giáo khác ở Iraq.

Năm 2011, Phó Tổng thống Iraq Tariq al-Hashimi, người theo dòng Sunni, cũng bị toà án Iraq tuyên án tử hình với lời cáo buộc "liên quan đến hoạt động khủng bố" và đã buộc phải chạy ra nước ngoài.

Mỹ đã sử dụng một tổ chức quân sự tư nhân có tên là "BlackWater" để truy sát người Shitte. Trong các cuộc truy sát đó, Nouri Al-Maliki, một người theo dòng Shiite, đối thủ chính trị của Tổng thống Saddam Hussein, đã từng sống lưu vong và cư trú chính trị ở Iran và chịu ảnh hưởng của Teheran, vẫn còn sống sót và được Quốc hội Iraq bầu chọn làm Thủ tướng từ tháng 6/2006, sau đó được tái bổ nhiệm trong nhiệm kỳ 2 vào ngày 21/12/2010.

Trong bối cảnh hiện nay, buộc Chính phủ của Thủ tướng Nouri Al-Maliki phải bày tỏ quan điểm chống Mỹ và hành động công khai hơn. Biểu hiện cho xu hướng này là Chính phủ của Thủ tướng Nouri Al-Maliki đã cho phép một máy bay của Iran chở hàng quân sự đi qua không phận Iraq để viện trợ cho Syria. Ngoài ra, trên một vùng lãnh thổ ở phía bắc Iraq hiện có một cơ quan chỉ huy thuộc các lực lượng vũ trang Iran hoạt động dưới danh nghĩa của Iraq để chống lại người Kurd. Trong khi đó, Mỹ lại đang ra sức ủng hộ người Kurd ở Iraq, thậm chí còn khuyến khích họ thành lập Nhà nước Kurdistan độc lập của người Kurd.

Chính phủ Iraq kiên quyết chống lại chủ trương này. Thủ tướng Nouri Al-Maliki đã nhìn thấy rõ thủ đoạn và âm mưu của Mỹ muốn chia nhỏ đất nước Iraq thành 3 vùng độc lập, trong đó có một phần dành cho người Kurd. Hiện các công ty của Mỹ đã ký hợp đồng với cái gọi là "Nhà nước Kurdistan độc lập" của người Kurd mà không cần tham vấn ý kiến của Chính phủ Iraq. Do đó, trong khi quan sát tình hình ở Syria được Nga ủng hộ, Chính phủ Iraq của Thủ tướng Nouri Al-Maliki bắt đầu hành động và ông đã tới Matxcơva.

Thuỳ Dương

[links()]