Một báo cáo gần đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho thấy, nạn nhân trong những vụ hãm hiếp này thường che giấu vì sợ bị trả thù, trong khi các binh lính kể trên lại được miễn truy tố ở cấp địa phương.
Báo cáo ghi nhận thực trạng bóc lột tình dục, lạm dụng phụ nữ và thanh thiếu niên ở hai căn cứ của Lực lượng Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) kể từ năm 2013.
|
Các binh sĩ thuộc Lực lượng Quốc phòng Kenya (KDF), tham gia AMISOM, đang tuần tra một khu vực tại thị trấn ven biển Kismayu, miền nam Somalia |
Những người lính này thường sử dụng chiêu bài hỗ trợ nhân đạo để ép buộc các nạn nhân quan hệ tình dục. Ngoài ra, còn có các cáo buộc rằng, lính AMISOM cũng hãm hiếp cả những phụ nữ tới xin đồ uống và hỗ trợ y tế.
HRW đã nói chuyện với 21 bệnh nhân, những người đã bị hãm hiếp hay bóc lột
tình dục theo nhiều cách khác nhau. Cô bé Qamar 15 tuổi cho hay, em đã bị một binh sĩ hãm hiếp. Cô bé kể với nhân viên HRW: “Đầu tiên, anh ta giật khăn trùm đầu của tôi và sau đó tấn công tôi Khi tôi rời đi, người lính thứ hai vẫy tay chào và đưa cho tôi tờ 10 USD”.
Một nạn nhân khác, Ayanna S., kể rằng vào tháng 1/2014, cô đi tới căn cứ Burundian X-Control để xin thuốc về cho đứa con nhỏ đang ốm. Tuy nhiên, cô cùng 3 phụ nữ khác đã bị lôi xuống một căn hầm. Sáu binh sĩ đánh đập rồi hiếp dâm họ.
Một số phụ nữ cho biết, họ nhận được những phù hiệu chính thức, cho phép họ lui tới các căn cứ của AMISOM bất cứ lúc nào. Và họ nhận được tiền sau mỗi vụ
bán dâm.
Những người phụ nữ đồng ý nói chuyện với HRW chia sẻ, các nạn nhân khác thường không dám báo việc họ bị hiếp dâm lên giới chức bởi nhiều lý do. Một số lo sợ bị binh lính trả thù, còn những người khác lại sợ gia đình. Một số chị em lại không muốn mất đi nguồn thu nhập. Đó là lý do tại sao HRW không thể rút ra một kết luận cuối cùng liên quan đến mức độ thực sự của vấn đề.
Hội đồng An ninh và Hòa bình Liên minh châu Phi đã cử các binh lính gìn giữ hòa bình của họ tới Somalia dưới sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an LHQ năm 2007. Họ được biết đến với tên gọi là Lực lượng Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) với mục tiêu là lập lại hòa bình sau chiến tranh, bảo vệ các cơ sở hạ tầng và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Somalia.
Thanh Nga (theo RT)