Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thừa nhận sai sót của họ. Còn tờ The New York Times cũng đính chính lại câu chuyện “trên trời” do họ tự vẽ ra vào hôm thứ 2 (21/4) về những bức ảnh chụp lực lượng bí ẩn mà họ nghi là binh lính Nga ở miền đông Ukraine.
|
Binh lính lạ mặt ở Slavyansk.
|
Cụ thể, tờ báo Mỹ đã viết như sau: “các bức ảnh và sự mô tả về lực lượng vũ trang ở miền đông Ukraine do chính quyền Obama xác nhận cho thấy rằng, những người đàn ông trong trang phục màu xanh lá cây thực sự là quân đội và lực lượng tình báo Nga”. Bên cạnh những bức ảnh này, tờ
New York Times đưa ra lời đề tựa rằng: “Bộ ảnh này được thực hiện ở Nga” và do nhiếp ảnh gia tự do Maxim Dondyuk thực hiện. Chính quyền lâm thời ở Kiev đã đưa chúng cho đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nhẳm chức minh cho sự hiện diện của quân Nga trong bối cảnh tỉnh miền đông nước này là Donetsk trải qua những ngày căng thẳng.
Tuy nhiên, ít ngày sau khi đăng tải bài viết này trên trang mình, ban lãnh đạo tờ báo đã nhận được phản hồi từ chính tác giả của các bức ảnh đó. Maxim cho biết: “Chúng (tức các bức ảnh) được chụp ở thành phố miền đông Ukraine là Slavyansk. Không có ai hỏi sự cho phép của tôi trước khi sử dụng chúng cả”. Sau đó, báo này đã có bài đính chính thông tin về bài báo trên trời kia vào hôm thứ 4 (23/4).
Cùng với đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng công khai thừa nhận sai sót này của mình. Phát ngôn viên bộ này, bà Jen Psaki thừa nhận, “các bức ảnh mà Bộ Ngoại giao Mỹ trình ra trong buổi họp báo để chứng minh sự tồn tại của binh lính Nga ở miền đông Ukraine là không chính xác”. Bà giải thích rằng, các bức ảnh này thực chất là một phần trong các tài liệu dự trù mà không được sử dụng tới trong cuộc họp bốn bên ở Geneva cách đây hơn một tuần trước.
Thanh Nga (theo RT)