Theo nguồn tin từ một quan chức của tổ chức liên minh quân sự NATO, các ngoại trưởng của khối này dự kiến sẽ gặp nhau ở Brussels vào ngày mai để tham dự phiên họp của ủy ban NATO-Ukraine.
Nguồn tin này còn cho hay, họ sẽ không xem xét vấn đề viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine. Thay vào đó, đại diện của các quốc gia thành viên NATO sẽ tập trung vào việc mở rộng với Ukraine trong khuôn khổ của ủy ban NATO-Ukraine. Tuy nhiên, cũng theo nguồn tin này, khối liên minh sẽ xem xét sửa đổi mối quan hệ hợp tác với Nga trong thời gian tới.
|
Một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh của NATO.
|
Vào hồi tháng trước, cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bắt đầu bùng nổ khi các cuộc biểu tình đường phố bạo lực dẫn tới vụ lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych, người khẳng định rằng mình vẫn là lãnh đạo hợp pháp của đất nước Ukraine.
Moscow đã bày tỏ quan ngại về các quyết định của những lãnh đạo mới ở Kiev. Theo giới chính quyền ở Nga, những lãnh đạo này đều là các phần tử cực đoan cánh hữu.
Crimea, cùng với khu vực khác của Ukraine, đã từ chối tính hợp pháp của chính quyền mứi ở Kiev. Lo sợ về những chính sách chủ nghĩa dân tộc của giới chính quyền trung ương, các quan chức ở Crimea đã kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của khu bán đảo. Kết quả, sau cuộc trưng cầu hôm 16/3, 96,7% cử tri của Crimea đã nhất trí ủng hộ bán đảo sáp nhập vào Nga.
60 năm trước, lãnh đạo Liên Xô quyết định “cắt đất” ở Crimea để dành tặng cho Ukraine, khi đó đang là một trong những nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi liên bang sụp đổ vào năm đầu thập niên đầu 1990, do đó vùng bán đảo Crimea nghiễm nhiên thuộc về Ukraine. Vì vậy, việc Crimea “trở về đất mẹ Nga” đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích của giới chính quyền phương Tây.
Thanh Nga (theo Ria Novosti)