Ông Nikos Kotzias cũng nói thêm rằng Hy Lạp không muốn từ bỏ mối quan hệ lâu dài với Moscow. “Hy Lạp mong muốn hòa bình và ổn định ở Ukraine, đồng thời phản đối sự chia rẽ trong mối quan hệ giữa EU và Nga”, ông Kotzias trả lời hãng truyền thông Athens, thể hiện lập trường của Hy Lạp trong buổi hội đàm khẩn cấp của các ngoại trưởng EU ở Brussels vào thứ 5 (29/1).
|
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias. |
Ông đã lên tiếng thúc giục Liên minh Châu Âu “cân nhắc những điều nên làm với Nga về lâu dài thay vì phản ứng (về cơn khủng hoảng Ukraine) quá trực tiếp, mặc dù đúng nhưng lại thái quá”.
Cuộc tranh luận đã diễn ra gay gắt, ngoại trưởng Hy Lạp đau đầu vì đây là điều quyết định với Athens “để tránh bối rối trong phạm vi ngoài kinh tế với các nước Châu Âu và không làm xáo trộn mối quan hệ của Châu Âu và Hy Lạp với Nga”.
“1 số thành viên không muốn chấm dứt mối quan hệ với Nga, những người còn lại thì phản đối kịch liệt việc đàm phán và quan hệ với Nga khiến buổi đàm phán diễn ra khó khăn”, ông phát biểu.
Tuy nhiên, ông Kotzias đã bổ sung ông tin rằng phái đoàn Hy Lạp “đã làm tốt” trong buổi hội đàm ở Brussels.
Chính phủ mới trúng cử ở Hy Lạp từ chối ủng hộ các tuyên bố của EU về việc thi hành các hình phạt áp dụng lên Nga để thể hiện lập trường về khủng hoảng ở Ukraine. 1 văn kiện hòa giải đã được công bố sau cuộc gặp của các ngoại trưởng vào thứ 5 (29/1).
Ông bổ sung rằng đại diện cấp cao của EU về Ngoại giao và Chính sách an ninh Federica Mogherini “đã hiểu vấn đề và nhận ra rằng tính thống nhất của EU không thể duy trì khi lúc nào cũng ở trạng thái hung hăng”.
Sự thật là sẽ không có lệnh trừng phạt nào mới với Moscow và những lệnh trừng phạt cũ sẽ chỉ duy trì tới tháng 9, chứ không phải tới cuối năm 2015. Đó là “1 thành công đáng ghi nhận của ngoại giao Hy Lạp”, ông Kotzias phát biểu. “Hy Lạp không nên lựa chọn phe phái và từ bỏ mối quan hệ lâu dài với Nga”, ông nói thêm.
Athens ủng hộ cách giải quyết hòa bình về khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của 5.000 người, ngoại trưởng phát biểu và không quên đề cập tới cộng đồng người Hy Lạp sinh sống ở Ukraine.
Ông đã đưa ra cảnh báo các hành động của EU chống lại Nga đang “làm bất ổn” khu vực.
Trong buổi hội đàm ở Brussels, đoàn đại biểu của Hy Lạp cũng khẳng định rõ ràng rằng nước này không nên bị đối xử như “1 nước hạ đẳng” chỉ vì đang mang trên mình khoản nợ khổng lồ.
Chính phủ mới của Hy Lạp đã được thành lập sau khi đảng cánh tả Syriza thắng cử và chiếm tổng cộng 149 ghế trên tổng số 300 ghế ở nghị viện.
Đảng này được dẫn dắt bởi Alexis Tsipras, người nhận được sự ủng hộ sau khi đưa ra lời hứa sẽ đàm phán lại khoản nợ của Hy Lạp và chấm dứt tình trạng kham khổ của đất nước.
Hải Yến (theo RT)