"Mỹ không tìm cách thay đổi chế độ ở Triều Tiên, chúng tôi không tìm kiếm sự sụp đổ của chế độ", Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nói với vẻ ngạc nhiên khi xuất hiện tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao hôm 1/8. "Chúng tôi không tìm kiếm một sự thống nhất nhanh chóng trên bán đảo Triều Tiên và cũng không tìm kiếm một cái cớ để gửi quân đội của mình về phía bắc vĩ tuyến 38".
Tuyên bố của ông Tillerson được đưa ra sau khi Triều Tiên cáo buộc các cuộc tập trận quân sự thường xuyên của quân đội Hàn Quốc và Mỹ là tiền thân của một cuộc xâm lăng đối với Bình Nhưỡng. Để ngăn chặn sự xâm lược của Mỹ, Bình Nhưỡng nhấn mạnh vào việc phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Tillerson nhận định rằng một trong những mối đe dọa đầu tiên mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang phải đối mặt là do Triều Tiên gây ra. Ông cho biết: "Sự đe dọa đó đã được thực hiện theo những cách mà chúng tôi mong đợi. "Đó là lý do tại sao, ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định đây là một vấn đề rất cấp bách và Triều Tiên chắc chắn đã chứng minh tính cấp bách của điều đó với chúng tôi".
|
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: EPA-Yonhap.
|
Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa lần thứ hai hồi tuần trước, làm dấy lên mối lo ngại rằng quốc gia này có thể tiến gần đến việc đưa vũ khí hạt nhân tới lục địa Mỹ.
>>>Mời quý vị độc giả xem video Triều Tiên công bố video vụ phóng tên lửa liên lục địa thứ hai:
Bình Nhưỡng nói rằng cuộc thử nghiệm tên lửa vừa qua nhằm đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc đối với Mỹ bởi nước này đang áp đặt lệnh trừng phạt và chèn ép Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ trước đó cũng từng cáo buộc Triều Tiên có ý định phát triển vũ khí hạt nhân với nguy cơ chiến tranh.
Theo một cuộc thử nghiệm trước đó vào ngày 4/7, Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa của họ có thể lan rộng khắp lục địa Mỹ. Theo một số ước tính ở Mỹ, Triều Tiên có thể làm chủ được công nghệ để đưa tên lửa đạn đạo vào đầu năm tới.
Ngoại trưởng Tillerson nói rằng chính quyền Mỹ đã theo đuổi chiến dịch "áp lực ôn hoà" tại Bình Nhưỡng với hy vọng rằng chế độ này muốn ngồi xuống và nói về chương trình hạt nhân của mình.
"Tuy nhiên, những cuộc đàm phán đó là không có tương lai bởi Triều Tiên vẫn giữ vũ khí hạt nhân hoặc có khả năng cung cấp những vũ khí hạt nhân cho bất cứ ai trong khu vực, với mức độ ít hơn là họ sử dụng ở quê nhà", ông Tillerson nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ cũng thừa nhận rằng các lựa chọn đối phó với chế độ cứng đầu (Triều Tiên) là "hạn chế", đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn.
Thảo Nguyên (theo Yonhap)