Nguyên nhân dẫn đến quyết định này, cùng với Tokyo thuộc đối tượng có số người nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt, nhiều tỉnh thành còn lại số người nhiễm, tái nhiễm, nhiễm tập thể cũng tăng nhanh.
Chính phủ sẽ tiếp tục phân tích, nghiên cứu đưa ra những biện pháp tổng hợp bao gồm việc không kiểm soát được quá trình tiếp xúc của người đã lây nhiễm nhằm hỗ trợ các địa phương chống dịch hiệu quả nhất.
|
Thủ tướng Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. (Nguồn: Getty) |
Một số địa phương đã tỏ ra đồng tình với lập trường của chính phủ. Thống đốc Osaka, nơi đã áp dụng tình trạng khẩn cấp cho rằng đây là quyết tâm của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Theo Thủ tướng Abe, tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc sẽ phải hạn chế ra ngoài, đóng cửa các trung tâm vui chơi, giải trí. Các quán ăn rút ngắn thời gian hoạt động, hoặc đóng cửa…. các trường học tiếp tục nghỉ cho đến 6/5.
Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản ngay lập tức thông báo rằng, số lượng hàng hóa bao gồm đồ đông lạnh, mỳ, gạo…trong kho hiện nay vẫn đáp ứng đủ nhu cầu và không tăng giá. Vì vậy, người tiêu dùng có thể yên tâm và bình tĩnh trong tình hình hiện này.
Bộ này cho biết, số lượng gạo trong kho còn đáp ứng đủ cho người tiêu dùng 185 ngày, và lượng mạch cũng còn khoảng 70 ngày. Người dân không nên đổ xô đi mua tích trữ, nếu đi mua cũng nên giãn cách theo qui định để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tính đến cuối giờ chiều nay, riêng Tokyo có thêm 149 người nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 2600 ca. Trong khi đó toàn quốc đã có hơn 9000 ca nhiễm. Lo ngại chỉ trong ngày mai số ca nhiễm COVID-19 sẽ đạt mốc 10.000 người.
Theo Bùi Hùng/VOV.VN