Thiệt hại liên quan đến hủy thương vụ Mistral cao hơn gấp đôi số tiền mà Chính phủ Pháp đã thông báo trước đó (896 triệu euro), do nhiều chi phí không được Paris công bố cùng những hợp đồng đi kèm sẽ bị hủy bỏ.
|
Pháp mất hơn 2 tỷ euro khi hủy hợp đồng bán hai tàu Mistral cho Nga.
|
Pháp đã bồi hoàn gần một tỷ euro bao gồm các khoản Nga tạm ứng và chi phí đào tạo các quân nhân Nga vận hành
tàu sân bay trực thăng Mistral. Ngoài ra, Chính phủ Pháp sẽ phải trả cho công ty đóng tàu DCNS khoản tiền hoa hồng lên đến 350 triệu euro để bù đắp khoản thâm hụt do chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, Pháp cũng phải chi thêm một khoản gần 200 triệu euro nhằm cải tạo và chuyển đổi t
àu Mistral đã đóng để phù hợp với yêu cầu của khách hàng mới.
Ngoài ra còn phải tính đến 450 triệu euro trị giá hợp đồng chế tạo các thiết bị điện tử do hai hãng Thales và Safran thực hiện theo đơn đặt hàng của chính phủ. Giờ đây, Thales và Safran cần phải tìm các khách hàng khác để bán các thiết bị đó.
Khoản thiệt hại tiếp theo là mất hợp đồng bảo dưỡng trong ba năm và tiền lưu bến bãi tại nhà máy đóng tàu ở Saint - Nazaire có giá trị 400 triệu euro.
Pháp cũng mất hai dự án khác với Nga: một là dự án đóng tàu tiếp tế Pháp-Nga trị giá 1 tỷ euro tại nhà máy đóng tàu OSK ở Saint-Petersburg, hai là đóng các tàu đặt dây cáp ngầm trị giá 450 triệu euro.
Về phía Nga, cũng không thể nói Moscow hoàn toàn thiệt hại trong vụ hủy hợp đồng trên. Do yêu cầu chuyển giao công nghệ giữa Pháp và Nga trong quá trình thực hiện hợp đồng, Pháp đã chuyển cho Nga hơn 150.000 trang tài liệu.
Đây là những thông tin mà Nga có thể nghiên cứu để sử dụng trong việc tự đóng tàu sân bay cho chính mình. Cuối cùng, Nga được hưởng lợi từ sự mất giá của đồng ruble.
Tại thời điểm thỏa thuận được ký kết, Nga đã chuyển cho Pháp khoản tiền đặt cọc khoảng 40 tỷ ruble, giờ đây số tiền đặt cọc Nga nhận lại tương đương 65 tỷ ruble.
Báo Le Canard Enchaîné cũng cho biết mặc dù được đề nghị, nhưng Bộ Quốc phòng Pháp chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Theo TTXVN/Vietnam+