Quyết định trên được Tổng thống Trump đưa ra khi chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc nhiệm kỳ.
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters. |
Sắc lệnh thúc đẩy "Các lò phản ứng mô-đun nhỏ cho Quốc phòng và Thám hiểm Không gian" đã được công bố từ trước nhưng bị lu mờ bởi tin tức về các hoạt động liên quan lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden, việc Hạ viện Mỹ bỏ phiếu nhất trí luận tội ông Trump và cuộc biểu tình bạo loạn ở đồi Capitol. Nội dung của nó được cho là có ảnh hưởng lâu dài đến chính sách hạt nhân của Mỹ.
Tuyên bố năng lượng hạt nhân “quan trọng đối với an ninh quốc gia, an ninh năng lượng và sự thịnh vượng kinh tế của Mỹ", Tổng thống Trump giao nhiệm vụ cho một số cơ quan chính phủ hợp tác phát triển các lò phản ứng hạt nhân nhỏ để sử dụng cho quân đội, thăm dò không gian và sản xuất điện trong nước.
Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có chính sách tăng cường "khả năng phòng thủ quốc gia và thăm dò không gian" bằng cách sử dụng công nghệ hạt nhân, và cho phép đổi mới khu vực tư nhân trong lĩnh vực này, nhằm "duy trì ưu thế công nghệ cho nghiên cứu và phát triển hạt nhân, trình độ sản xuất, và an ninh và an toàn".
Nhấn mạnh rằng, hầu hết các khái niệm về lò phản ứng hiện nay đều dựa vào "uranium có độ giàu thấp (HALEU), có độ phân tích cao và chưa có khả năng làm giàu thương mại trong nước", Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho Bộ Năng lượng hoàn tất "3 năm liên tục, kế hoạch 115 triệu USD" về một công nghệ làm giàu, xuất xứ từ Mỹ để sản xuất HALEU, đồng thời phát triển một kế hoạch cung cấp nó cho khu vực tư nhân.
Lầu Năm Góc được cho 6 tháng để "thiết lập và thực hiện một kế hoạch" nhằm trình diễn một lò phản ứng siêu nhỏ tại một "cơ sở quân sự trong nước".
Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Thương mại, Năng lượng và NASA, Bộ Quốc phòng cũng được yêu cầu thử nghiệm "nguyên mẫu lò phản ứng vi mô có thể vận chuyển" và phát triển các bản thiết kế cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong tương lai - bao gồm cả động cơ đẩy trong không gian.
Năm cơ quan kể trên được lệnh "phát triển một lộ trình công nghệ chung đến năm 2030" và phối hợp phát triển "lò phản ứng hạt nhân tiên tiến trên mặt đất với năng lượng hạt nhân trên không gian và các nỗ lực phóng đẩy".
Trên hết, NASA được giao nhiệm vụ xác định các yêu cầu đối với việc sử dụng hạt nhân đến năm 2040 và đưa ra phân tích về chi phí - lợi ích.
Tất cả những điều kể trên có vẻ như vô nghĩa và có thể bị chính quyền Biden-Harris hủy bỏ trong vòng 1-2 tuần, nhưng Washington vận hành theo bộ máy hành chính và một khi đã bắt đầu, các dự án như thế này rất khó dừng lại, theo hãng tin RT.
Theo Thanh Hảo/Vietnamnet.vn