Tại buổi họp báo thường kỳ hôm 23/6, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lục Lục Khang nói: "Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan không cố tình tạo và làm tăng căng thẳng, và rằng bất kỳ việc tương tác nào giữa các nước đó sẽ góp phần vào ổn định và hóa bình trong khu vực chứ không phải là ngược lại”.
|
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lục Lục Khang.
|
Trong tuần này, Nhật Bản và Philippines đang tập trận qui mô nhỏ tại gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Hoạt động này được mô tả là động thái để Nhật đóng vai trò lớn hơn tại Biển Đông hiện đang có tranh chấp chủ quyền.
Ngày 23/6, một máy bay do thám P-3C của Nhật Bản đã tiến hành tập trận chung với Hải quân Philippines ở ngoài khơi đảo Palawan. Trong khi phi cơ P-3C được dùng cho diễn tập cứu hộ đối phó với thiên tai, loại máy bay này cũng được xem là công cụ hữu hiệu của Nhật trong hoạt động chống tàu ngầm và do thám từ trên không.
Những người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc bồi đắp đảo ở Biển Đông.
Hãng tin AP dẫn lời chuyên gia quốc phòng Narushige Michishita của Viện nghiên cứu Chính sách tại Tokyo nói: “Nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy Nhật Bản tiến hành theo dõi và do thám chung tại Biển Đông trong những năm tới. Nhật Bản sẽ thực hiện hoạt động đó với Mỹ, Australia, Philippines và các nước khác”.
|
Máy bay do thám P-3C của Nhật Bản đã bay 100 km từ đảo Palawan về phía tây cùng với một phi cơ tuần tra của Philippines hướng về Biển Đông.
|
Takashi Manzen, phát ngôn cho phía Nhật Bản tham gia tập trận, nói rằng máy bay P-3C, do phi hành đoàn Nhật Bản gồm 13 thành viên điều khiển và có ba quân nhân Philippines đi cùng đã bay 100 km từ đảo Palawan về phía tây cùng với một phi cơ tuần tra của Philippines hướng về Biển Đông trong cuộc diễn tập tình huống tìm kiếm một tàu bị mất tích.
Mới đây, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối Trung Quốc cơi nới và bồi đắp “đảo nhân tạo” trên Biển Đông. Lãnh đạo G7 vào tháng trước cũng ra thông cáo chung kêu gọi không bồi đắp đảo có qui mô tại khu vực này, nhưng không nêu tên cụ thể nước nào.
Minh Châu (TH)