Dự án này có thể sẽ dùng để sản xuất khí đốt từ các vùng biển sâu của khu vực Biển Đông, các quan chức của CNOOC cho hay. Tuy công ty nhà nước này vẫn chưa đưa ra bất kì thông báo chính thức nào liên quan tới việc này cả.
|
Nhà máy nổi sản xuất khí hóa lỏng nổi của Tập đoàn Công nghiệp nặng Samsung.
|
Trong một hội thảo chuyên đề diễn ra tháng 6/2014, Trưởng bộ phận nghiên cứu nước sâu của CNOOC, ông Xie Bin cho hay, một nghiên cứu tiền khả thi để đánh giá chi phí và lợi nhuận của việc sử dụng công nghệ FLNG cũng đang được tiến hành và có dấu hiệu khả quan. Theo một nguồn tin khác, CNOOC vừa mới tiến hành thương thảo với 2 công ty kỹ thuật khác về việc thiết kế FLNG này.
Trong lĩnh vực năng lượng, một nghiên cứu tiền khả thi thường được tiến hành trước, theo sau đó là các nghiên cứu cụ thể hơn và cả các thiết kế nữa.
“Đối với các vùng biển tranh chấp, chúng ta cần phải tự lực cánh sinh bởi lẽ chúng ta không thể trông chờ vào bất cứ sự hỗ trợ trên bờ nào từ các nước láng giềng”, ông Xie phát biểu tại hội thảo tổ chức ở Thiên Tân.
Ông không đưa ra ước tính chi phí đóng một giàn khoan, nhưng các chuyên gia trong ngành khác cho hay con số có thể lên tới hàng tỷ USD.
Thông tin này đưa ra sau khi phía Bắc Kinh
di chuyển giàn khoan dầu Hải Dương 981 và toàn bộ tàu hộ tống của họ rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để tới hòn đảo Hải Nam.
Hồi tháng 5/2014, CNOOC đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và ngang nhiên thực hiện hoạt động thăm dò. Theo Tân Hoa Xã, giàn khoan mới đây ngừng hoạt động sau khi khoan hai giếng và phát hiện dấu hiệu của dầu khí.
Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đang âm mưu đóng nhà máy khí hóa lỏng nổi để có thể ngang nhiên khai thác dầu khí ở Biển Đông trong trường hợp phát hiện mỏ dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác.
Thanh Nga (theo Reuters)