Tương lai bất ổn của Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Tuy nền kinh tế Mỹ đã sa sút đáng kể, nhưng liệu rằng Trung Quốc có thể soán ngôi Mỹ trong tương lai gần hay không vẫn còn là một câu hỏi khó trả lời.

Khi chính phủ Mỹ đóng cửa và “suýt” đối mặt nguy cơ vỡ nợ hồi tháng 7, nhiều người đã hi vọng Trung Quốc sẽ tận dụng thời cơ ngàn vàng này để soán ngôi Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mà chính phủ TQ cần phải giải quyết để có thể “đường đường chính chính” nắm giữ ngôi vương đó.
Thực tế, khi được hỏi về tương lai của TQ, chính những người dân nước này đã bày tỏ mối quan ngại của mình và thậm chỉ họ còn thể hiện sự bi quan về vấn đề đó.
Mặc dù đã thế ngôi Nhật Bản để trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới, nhưng nhìn chung TQ vẫn chỉ là một quốc gia đang phát triển. Tuy nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng nóng, nhưng không vì lẽ đó mà đời sống của người dân TQ được cải thiện trên mọi phương diện theo cả chiều rộng và chiều sâu. Vì lẽ đó mà các chuyên gia về kinh tế phát triển đã xếp TQ vào nhóm các quốc gia đang phát triển.
Nếu TQ vượt qua Mỹ để trở thành nền quốc gia mạnh nhất trên thế giới thì thu nhập của người dân nước này cũng vẫn còn thua xa so với người dân Mỹ. Mặt khác, chính việc xếp TQ vào nhóm nước đang phát triển lại tạo thêm nhiều điều kiện để giúp nước này kêu gọi các khoản tiền từ các tổ chức nước ngoài để phát triển đất nước. Đồng thời, nó cũng giúp TQ dễ dàng kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay, góp sức vào việc giữ gìn hòa bình, đối mặt với biến đổi khí hậu hay những vấn đề khác trên phạm vi toàn cầu.
 Nhiều vấn đề còn tồn tại ở TQ khiến người dân nước này bi quan về tương lai.
Một khía cạnh khác cần bàn tới đó là xu hướng những nhà tỷ phú và người giàu có mới nổi của TQ cũng bi quan trước tương lai của nước mình. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, họ “đua nhau” nhập quốc tịch hay chuyển tiền ra nước ngoài. Ngày nay, nhiều người thường nói đùa về câu khẩu hiệu “giấc mơ Trung Quốc” của Chủ tịch Tập Cập Bình. Họ hay nói lái ý của vị lãnh đạo sang một hướng khác đó là đăng ký cho con em mình vào các trường đại học Mỹ.
Ngoài ra, vấn nạn tham nhũng ngày càng gia tăng ở TQ cũng là nguyên nhân khiến dân TQ tỏ ra quan ngại về tương lai nước họ. Trong đời sống hàng ngày, người dân cũng thường dúi tiền vào tay các giáo viên dạy con em mình, hay việc hối lộ sếp để thăng tiến trong công việc. Thêm vào đó, nạn tham nhũng trong quan chức cũng nhức nhối. Theo một bản thống kê, 50 thành viên giàu có nhất trong Quốc hội Mỹ có tổng số tài sản là 1,6 tỷ USD, trong khi con số này ở TQ là 95 triệu USD.
Nạn ô nhiễm môi trường là một lý do chính đáng mà người dân TQ nêu ra. Những người dân sinh sống ở Bắc Kinh và những thành phố khác không dám cho con họ ra ngoài chơi bởi họ không khí bị nhiễm độc.
Chính quyền cam kết sẽ cải cách để phát triển kinh tế, hạn chế những vấn nạn trên. Sau một thoài gian dài sau thì những chính sách đó mới phát huy hiệu quả, nhưng ngay bây giờ cộng đồng quốc tế đã quan ngại rằng cuộc cải cách này sẽ đưa TQ liệu có thực sự đem lại hiệu quả?
Thanh Nga (Theo WP)