“Các điều tra viên đã nói chuyện với Tổng biên tập và các phóng viên tờ Komsomolskaya Pravda (KP). Đồng thời, họ cũng đang thu thập các thông tin chi tiết của công dân Ukraine được nêu trong bài báo đó”, Phát ngôn viên ủy ban, ông Vladimir Markin cho hay.
|
Các nhà báo có mặt tại hiện trưởng vụ rơi máy bay MH17.
|
Ông Markin nói thêm rằng, nhân chứng tham gia cuộc phỏng vấn của nhật báo
KP đó cũng sẽ là một phần trong cuộc điều tra liên quan tới việc sử dụng các vũ khí bị cấm và các phương thức chiến tranh ở Ukraine. Các thông tin mà nhân chứng này chia sẽ sẽ được ủy ban kiểm tra.
Nhân chứng với đề nghị xin giấu tên đã kể với
KP rằng,
chiến đấu cơ Su-25 của Quân đội Ukraine đã đứng đằng sau
vụ thảm kịch MH17 ngày 17/7. Anh ta còn cho biết, viên phi công đã dùng tên lửa không đối không để bắn hạ chiếc Boeing của hãng hàng không Malaysia Airlines do tưởng nó là một máy bay quân sự.
“Khoảng 1 giờ trước vụ thảm kịch, 3 chiến đấu cơ đã xuất kích khỏi căn cứ ở thành phố Dnepropetrovsk. Một trong ba cái là Su-25 được trang bị các loại
tên lửa không đối không”, nhân chứng kể lại.
Người nhân chứng tiếp tục câu chuyện của mình. Sau khi bắn hạ máy bay, người phi công đó trông “rất kinh sợ”. Theo nhân chứng này, những từ đầu tiên mà anh ta (tức phi công bắn hạ máy bay MH17) thốt ra sau khi hạ mục tiêu đó là: “Nhầm máy bay”. Sau đó, vào buổi tới ngày 17/7, phi công bắn hạ MH17 còn nói rằng: “Máy bay đó đã xuất hiện vào một thời điểm không đúng”.
Trong khi KP chưa thể ngay lập tức kiểm chứng những thông tin của nhân chứng trên thì các độc giả đã nhanh chóng tìm ra viên phi công mà nhân chứng này nhắc trong bài. Theo đó, viên phi công Vladislav Voloshin (người được nhân chứng nhắc trong bài phỏng vấn) là hoàn toàn có thật. Voloshin đã từng được khen thưởng bởi các thành tích trong chiến dịch chống khủng bố ở miền đông Ukraine.
Sau đây là những hình ảnh hiếm hoi mà một nhân chứng nghiệp dư ghi lại tại thời điểm máy bay dân dụng trên rơi xuống đất:
Thanh Nga (theo RT)