Mây phóng xạ ở châu Âu
Chẳng bao lâu sau, các tổ chức tương tự khắp châu Âu cũng ghi nhận mức hiện diện cao của iodine-131, một sản phẩm phụ của lò phản ứng hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Sự kiện này diễn ra ngay sau thảm họa Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nên ngay lập tức, dư luận chỉ trích Nhật Bản chính là “thủ phạm”. Tuy nhiên, những nghi ngờ này đã bị các nhà khoa học đập tan, vì thảm họa Fukushima làm phát tán những loại đồng vị khác hẳn, hoàn toàn không liên quan đến iodine-131. Chính vì vậy, nguồn phóng xạ gây ra mức gia tăng phóng xạ ở châu Âu là một bí ẩn.
Nhiều cách lý giải đã được đưa ra. Một số người cho rằng, nó bắt đầu từ một nhà máy sản xuất dược phẩm. Những người khác nói rằng, lượng phóng xạ này có thể đã bị rò rỉ từ một bệnh viện, hoặc từ một tàu ngầm hạt nhân hoặc trong quá trình vận chuyển vật liệu hạt nhân. Cuối cùng, Hungary cho biết nguồn phóng xạ này có thể xuất phát từ Viện Isotopes Co., Ltd, một nhà sản xuất đồng vị ở Budapest chuyên sản xuất nguyên liệu cho y tế, để nghiên cứu và sử dụng trong các ngành công nghiệp. Bí ẩn dường như đã được làm sáng tỏ, mặc dù giám đốc của viện nói rằng số lượng phóng xạ được phát hiện vượt quá những gì mà Viện Isotopes có thể đã phát ra.
Bí ẩn 1.200 năm
Bằng cách nghiên cứu dữ liệu từ các vòng tròn trong thân cây, các nhà khoa học phát hiện rằng 1.200 năm trước, Trái đất từng bị một vụ nổ mang năng lượng phóng xạ cao tấn công. Từ giai đoạn năm 774 đến năm 775, mức phóng xạ của đồng vị carbon 14 tăng 1,2%. Tỷ lệ này có vẻ nhỏ bé, nhưng thực ra cao gấp 20 lần mức thông thường. Sự thay đổi kiểu này chỉ có thể là kết quả từ ảnh hưởng của một siêu sao, hoặc một cơn bão Mặt trời từ một ngọn lửa Mặt trời khổng lồ. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các sự cố như thế này đã không được ghi nhận trong lịch sử.
Chỉ đến khi Jonathon Allen, một nhà hóa – sinh học ở ĐH California lắng nghe một bản tin của tạp chí Nature nói về phát hiện này. Không giống các nhà nghiên cứu khác, ông đã tìm kiếm câu trả lời một cách khá đơn giản: Sử dụng công cụ tìm kiếm Google. Công cụ này đã đưa ông đến với Dự án Avalon, một thư viện trực tuyến gồm các văn bản luật và lịch sử. Tiếp theo, ông tìm được một văn bản từ thế kỷ 18 có tên là Biên niên sử Anglo-Saxon có nhắc tới một “cây thánh giá đỏ của Chúa” xuất hiện trên bầu trời “sau khi Mặt trời lặn”.
Cách miêu tả hoàn toàn gần gũi với hiện tượng một siêu tân tinh xuất hiện. Vật thể được nhìn thấy trên bầu trời phía Tây sau khi Mặt trời lặn và có thể đã bị Mặt trời che khuất, nên có thể không được nhiều văn bản ghi nhận. Nó cũng có thể bị che khuất thêm bởi một đám mây bụi dày đặc giữa các vì sao. Đây cũng là lý do vì sao vật thể đó có màu đỏ. Khi cố gắng giải thích các sự kiện đã xảy ra hơn 1.000 năm trước, câu trả lời sẽ không bao giờ hoàn hảo tới mức mọi người đều hài lòng, nhưng ý tưởng của Allen đã gây ấn tượng với nhiều nhà khoa học.
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết.
Theo Nano/giaoducthoidai