Chiến tranh Mỹ - Iran là thảm họa của Trung Đông và thế giới

Google News

Tổng thống Nga Putin đã bình luận rằng, một cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Iran không chỉ là thảm họa ở Trung Đông, mà còn đối với cả thế giới.

Hôm 11/01, cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu lúc 14.30 giờ Moscow, kéo dài hơn 3,5h - dài hơn một giờ so với kế hoạch. Sau cuộc hội đàm với bà Merkel, ông Putin tuyên bố rằng, cuộc gặp với người đồng cấp Đức là rất hữu ích và có ý nghĩa.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết, trong cuộc hội đàm, ông và bà Merkel đã đề cập đến các vấn đề chính của quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, ví dụ như về vấn đề đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”; đồng thời hai vị nguyên thủ Nga-Đức cũng thảo luận về tình hình ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi như: Syria, Libya, Iran, Iraq…
Những chủ đề chính trong cuộc hội đàm Nga-Đức
Syria đang dần ổn định
Một trong những chủ đề chính được đề cập trong cuộc gặp là tình hình Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, tình hình ở quốc gia Trung Đông này đang dần dần được ổn định, sự quản lý của nhà nước đang được khôi phục ở các khu vực chiến tranh trước đây.
Chien tranh My - Iran la tham hoa cua Trung Dong va the gioi
Vấn đề hạt nhân Iran và nguy cơ xung đột với Mỹ đang là mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng quốc tế  
Chiến tranh Mỹ-Iran là thảm họa của Trung Đông và thế giới
(Quan hệ quốc tế) - Tổng thống Nga Putin đã bình luận rằng, một cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Iran không chỉ là thảm họa ở Trung Đông, mà còn đối với cả thế giới.
Người Đức coi Trump nguy hiểm hơn cả Putin và Kim Jong-un
Kịch bản Đức trừng phạt Mỹ vì Nord Stream 2
Hôm 11/01, cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu lúc 14.30 giờ Moscow, kéo dài hơn 3,5h - dài hơn một giờ so với kế hoạch. Sau cuộc hội đàm với bà Merkel, ông Putin tuyên bố rằng, cuộc gặp với người đồng cấp Đức là rất hữu ích và có ý nghĩa.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết, trong cuộc hội đàm, ông và bà Merkel đã đề cập đến các vấn đề chính của quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, ví dụ như về vấn đề đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”; đồng thời hai vị nguyên thủ Nga-Đức cũng thảo luận về tình hình ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi như: Syria, Libya, Iran, Iraq…
Những chủ đề chính trong cuộc hội đàm Nga-Đức
Syria đang dần ổn định
Một trong những chủ đề chính được đề cập trong cuộc gặp là tình hình Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, tình hình ở quốc gia Trung Đông này đang dần dần được ổn định, sự quản lý của nhà nước đang được khôi phục ở các khu vực chiến tranh trước đây.
“Có thể nói một cách chắc chắn rằng tình hình ở đất nước này đang ổn định, Syria đang dần trở lại với cuộc sống hòa bình, tính Nhà nước của Syria đang được khôi phục” - ông Putin nói sau cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cần chặn đứng cuộc nội chiến ở Libya
Bình luận về điểm nóng xung đột ở Bắc Phi trong thời gian qua là đất nước Libya, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói rằng, để chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn ở đất nước này, sau khi Mỹ giết chết ông Gaddafi vào tháng 10 năm 2011, điều quan trọng là phải chấm dứt cuộc đối đầu vũ trang và thiết lập được lệnh ngừng bắn ở đất nước này.
"Điều quan trọng là chấm dứt cuộc đối đầu vũ trang giữa Quân đội Quốc gia Libya của tướng Haftar và Lực lượng chính phủ Thỏa thuận quốc gia của ông Sarraj, thiết lập lệnh ngừng bắn, để thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục tiến trình chính trị với mục tiêu cuối cùng là khắc phục sự chia rẽ, để thống nhất quốc gia” - ông Putin nhấn mạnh.
Thỏa thuận Misk là không thể thay thế
Tổng thống Nga cho biết, hai vị nguyên thủ Nga-Đức cũng nhất trí rằng, Thỏa thuận Minsk là không thể thay thế trong việc tìm kiếm hòa bình cho đất nước láng giềng Ukraine.
"Tôi đã thảo luận với bà Merkel về việc giải quyết khủng hoảng nội bộ Ukraine. Theo ý kiến chung, thỏa thuận Minsk vẫn là cơ sở không có thay thế để bình thường hóa tình hình ở Đông nam Ukraine. Điều quan trọng là các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra trong các cuộc họp gần đây của chúng tôi ở định dạng Norman được thực hiện" – ông Putin nói với các phóng viên sau cuộc họp.
Không để chiến tranh Mỹ-Iran bùng phát và tiếp tục JCPOA
Chủ đề được coi là quan trọng nhất trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Đức là quan hệ căng thẳng giữa Washington với Tehran, sau vụ Mỹ phóng tên lửa vào sân bay quốc tế Baghdad sát hại tướng Qasem Soleimani và Iran đáp trả bằng đòn tấn công tên lửa vào 2 căn cứ Mỹ ở Iraq.
Bình luận về nguy cơ căng thẳng leo thang biến thành một cuộc xung đột quân sự giữa hai nước này trong những ngày qua, Tổng thống Putin hy vọng sẽ không xảy ra cuộc chiến lớn ở Trung Đông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng rằng mọi việc sẽ không dẫn đến xung đột quân sự quy mô lớn ở Trung Đông, nếu không, đó sẽ là một thảm họa không chỉ đối với khu vực Trung Đông, mà cho toàn thế giới, nhà lãnh đạo Nga nói sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
“Đối với tình hình chung, tôi hy vọng rằng mọi việc sẽ không dẫn đến cuộc xung đột quân sự quy mô lớn. Thực tế là chúng ta thấy có một cuộc chiến đang diễn ra, mặc dù bị coi là “xung đột cường độ thấp”; nhưng đó vẫn là những hoạt động quân sự, khi mà con người đang bị giết” – Nhà lãnh đạo Nga nói về nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Mỹ với Iran
Theo ông Putin, cả thế giới rất mong muốn tránh xảy ra chiến tranh quy mô lớn giữa Mỹ với Iran. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là thảm họa, không chỉ đối với khu vực, mà còn là thảm họa đối với cả thế giới.
Theo vị nguyên thủ Nga, cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran sẽ làm bùng phát một cuộc di cư quy mô lớn mới của người dân từ các lãnh thổ cư trú truyền thống, dẫn đến những dòng người tị nạn mới, không chỉ đến các nước châu Âu, mà cả các khu vực khác.
“Đó sẽ là thảm họa nhân đạo, thảm họa liên tôn giáo, thảm họa kinh tế, bởi vì nó sẽ dẫn đến sự hủy diệt hoặc gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế thế giới và năng lượng thế giới” - Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Ông Putin và bà Merkel cũng không thể bỏ qua vấn đề cực kỳ quan trọng không chỉ đối với khu vực, mà với thế giới - đó là câu hỏi về việc duy trì Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) cho chương trình hạt nhân Iran. Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục thực hiện JCPOA.
Ông Putin nói trong cuộc họp báo sau hội đàm với bà Merkel rằng, sau khi Hoa Kỳ từ bỏ Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015, các đối tác Iran đã tuyên bố đình chỉ các cam kết tự nguyện của họ theo JCPOA và đây là điều mà Nga cùng với Đức đều không muốn nó xảy ra.

Theo Nhật Nam/Đất Việt