Cây viết Mike Ives, tác giả của bài báo nhận định đây là chương trình Tết được phát sóng thường niên mỗi dịp trước Giao thừa, Chương trình thường niên này rất được mong đợi vì nội dung đề cập trực tiếp tới những vấn đề nóng trong nước, đả kích trực diện các tệ nạn xã hội.
Phóng viên này cũng đã phỏng vấn ông Nguyễn Bá Tiến (Hà Nội), một khán giả quen thuộc của chương trình Táo quân: "Táo quân mỗi năm là một câu chuyện thú vị luôn hấp dẫn người xem. Chương trình luôn đề cập tới những vấn đề nóng trong xã hội. Nội dung luôn đại diện cho suy nghĩ của nhiều người dân".
|
Thói quen theo dõi chương trình Táo quân của người Việt Nam. Ảnh: New York Times |
Bài báo này cũng dẫn lời Jonathan London, một nhà xã hội học tại Đại học Thành phố Hồng Kông hiện đang công tác tại Hà Nội chia sẻ chương trình này thực sự "đánh trúng tâm lý khán giả".
New York Times cũng dẫn lời ông Trần Bình Minh, Tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, cho biết nhiều bộ trưởng luôn luôn theo dõi chương trình Táo quân và muốn có kịch bản "nhẹ nhàng".
Trong quan niệm Á Đông, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về chầu trời. Trong ngày tiễn ông Táo, người ta sẽ thả 3 con cá chép và hóa vàng mã.
Những nghi lễ này được xem là điều kiện cho chuyến đi của các vị Táo quân lên chầu trời. Nhiệm vụ của Táo quân là báo cáo với Hoàng thượng về tất cả công việc của nhân dân về 12 tháng đã qua. Trong bài báo của mình, nhà báo Mike Ives chia sẻ, Táo quân được ra đời vào năm 2003 và thay vì báo cáo về việc diễn ra ở các gia đình thì các Táo sẽ báo cáo những vấn đề liên quan tới xã hội, đất nước.
Linh Chi (Theo New York Times)