Chuyên gia Mỹ: Phương Tây phải chịu trách nhiệm khủng hoảng Ukraine

Google News

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phân tích sự can thiệp của Mỹ, châu Âu và Nga ở Ukraine và cũng như chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này.

Bà Samantha Power, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) gần đây đã cảnh báo người Mỹ dường như đã mệt mỏi vì sự can thiệp của nước này trên khắp thế giới.
Với những thảm họa đã xảy ra ở Iraq, Lybia và giờ là Ukraine, có lẽ một sự xem xét lại căn bản và rút ra bài học từ đó đáng lẽ đã phải làm từ lâu. Nước Mỹ cần một cái nhìn tỉnh táo về cái giá thực sự của những ý định được cho là tốt được lấy ra từ chủ nghĩa hiện thực
 Bà Samantha Power - đại sứ Mỹ tại LHQ
Những bình luận của bà Power được đưa ra khi mà Ukraine đánh dấu kỉ niệm một năm sự khởi đầu của cuộc biểu tình Maidan ở Kiev, đây chính là lúc để suy nghĩ lại và thay đổi tiến trình. 
Một năm sau khi Mỹ và châu Âu ăn mừng vụ lật đổ hồi tháng 2 đối với vị Tổng thống được bầu ra theo hiến pháp của Ukraine Viktor Yanukovich, những người có tư tưởng can thiệp tự do và tân bảo thủ có nhiều câu hỏi để trả lời. 
Crimea đã được sáp nhập vào Nga. Hơn 4000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến tại Ukraine, với hơn 9000 người bị thương và gần 1 triệu người phải di tản. 
Tháng 11, chính phủ Kiev đã cho thấy rõ sự ngăn cách tại Ukraine khi tuyên bố chấm dứt cung cấp tiền cho các dịch vụ công và phúc lợi xã hội, bao gồm cả lương hưu, đồng thời đóng băng mọi tài khoản ngân hàng ở miền đông.
Nền kinh tế Ukraine đang gần như sụp đổ và vẫn chưa có số tiền lên đến nhiều tỷ USD để gây dựng lại. 
Làm cách nào để Kiev hay vùng phía đông bị chia cắt sẽ cung cấp khí đốt và điện cho những người dân bị bao vây khi mà mùa đông đan sắp đến.
EU và Mỹ đã đặt những lệnh trừng phạt lên Nga, khiến cho nhiều mối hiểm họa khác có thể xảy đến. 
Nhiều nhà quan sát đã nhận định chính xác rằng chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Mỹ và NATO đang được triển khai để củng cố cho các nước vùng Baltic.
Trong khi đó, những lệnh trừng phạt đã khiến cho nền kinh tế châu Âu thêm tồi tệ. 
EU đã bắt đầu lung lay, với một vài nước thành viên lo lắng về sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt tới nền kinh tế các nước đó, và các quan chức thì thắc mắc về tính hiệu quả của những sự trừng phạt.
Trong khi đó, uy tín của ông Putin đã tăng mạnh tại Nga, ngay cả khi nền kinh tế trong nước phải chịu đựng nhiều khó khăn.  
 Quảng trường Maidan khi người biểu tình dựng thành trì chống lại cảnh sát hồi đầu năm 2014.
Chính phủ Mỹ và các phương tiện truyền thông chính thống trình bày thảm họa này là một câu chuyện về đạo đức. Người Ukraine biểu tình chống ông Yanukovich vì họ muốn hòa nhập với phương Tây và nền dân chủ. 
Còn Nga thì bị mô tả như một kẻ bành trướng. Sự cô lập và tăng cường các lệnh trừng phạt kinh tế đã được đặt ra. 
Tiếp theo, nếu như những Thượng Nghị sĩ diều hâu như ông John McCain và bà Lindsey Graham thành công, Ukraine sẽ được cung cấp vũ khí để ngăn chặn cái gọi là sự hiếu chiến của Nga.
Nhưng quan điểm này lại khác với thực tại. Các chuyên gia như giáo sư danh dự của ĐH Princeton và ĐH New York, ông Stephen Cohen đã nhận định rằng phương Tây lẽ ra nên hiểu rằng một nỗ lực để đưa Ukraine đến một thỏa thuận độc quyền với EU sẽ gây ra một sự chia rẽ sâu sắc và mang tính lịch sử trong đất nước này, khiến phía Nga có những phản ứng. 
Thực tế, theo giáo sư John Mearsheimer của ĐH Chicago kết luận: “Mỹ và các đồng minh châu Âu chịu trách nhiệm cho phần lớn của cuộc khủng hoảng”. 
Bất chấp những cảnh báo từ Nga và những thỏa thuận không cho phép, hơn 20 năm trở lại đây Mỹ đã mở rộng khối NATO tiến đến sát biên giới với Nga. EU cũng có sự phát triển tương tự, luôn tìm cách kết hợp với các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ vào nền kinh tế, chính trị của nó. Phía Nga đã liên tục cảnh báo rằng họ coi sự mở rộng của NATO là một mối đe dọa và đã cố gắng thực hiện một liên minh đối lập bằng cách hợp tác với các nước từng thuộc Liên Xô là Gruzia và Ukraine.
Mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ ông Henry Kissinger đã đưa ra sự phản biện và quan điểm về cuộc khủng hoảng. Trên tờ tạp chí Der Spiegel của Đức vốn ít được truyền thông Mỹ để mắt đến, ông Kissinger nhấn mạnh rằng sự sáp nhập Crimea “không phải là động thái tiến tới chinh phục toàn cầu”.
Ông Kissinger phản đối những cáo buộc của bà Hillary Clinton về ông Putin. Theo ông, phương Tây chịu phần lớn trách nhiệm cho tình hình gia tăng căng thẳng và ngày một xấu đi, và châu Âu cũng như Mỹ đã đánh giá thấp “vai trò quan trọng đặc biệt” của Ukraine và Nga.
“Thật là sai lầm khi không nhận ra điều này”, ông  Kissinger nói.
Ông Kissinger còn lưu ý rằng trong khi phương Tây không cần thiết và không nên công nhận sự sáp nhập của Crimea, “không có nước phương Tây nào đưa ra một chương trình vững chắc để tái thiết Crimea. Không có nước nào muốn chiến đấu vì miền đông Ukraine. Đó là sự thật”. 
Mặt khác, ông Kissinger chỉ ra rằng Nga là đối tác quan trọng của Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng ở Iran và Syria về mối nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Có lẽ phương Tây nên đánh giá những quan ngại an ninh thực sự này trước khi tập trung và khiến tình hình leo thang ở Ukriane.
Chính sự cường điệu trong cách các phương tiện truyền thông chính trị hiện hành tường thuật về Ukraine là điều mà ông Kissinger bất bình. Ông đang kêu gọi sự khôn ngoan đối lập với những người mang tư tưởng can thiệp.
Mỹ nên mong muốn Ukriane giữ vững được sự độc lập và có thể tự đưa ra quyết định về cách điều hành nền kinh tế của mình. Nhưng trước khi nước Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở đây và gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nó nên cần phải hiểu được cả giới hạn quyền lực của người dân và cái giá rất lớn phải trả nếu lờ đi những giới hạn đó.
 Người biểu tình ở Nga ủng hộ Crimea sáp nhập vào nước này.
Sẽ không có ai chiến đấu vì miền đông Ukraine ngoài chính người dân Ukraine và có thể là người Nga. Ukraine cần tìm ragiải pháp để có thể thiết lập hòa bình với Nga. NATO nên đảm bảo lại với Nga và cảnh báo Ukraine bằng cách tuyên bố sẽ không mở rộng phạm vi đến Ukraine hay thậm chi là Gruzia. 
EU nên hợp tác với ông Putin để tìm ra hướng ổn định cuộc khủng hoảng, chú trọng vào thoả thuận ngừng bắn mà nhà lãnh đạo Nga đã làm trung gian, thay vì làm gia tăng xung đột. Những Thượng Nghị sĩ diều hâu nên rút lui. Số người thiệt mạng và bị thương đã là rất lớn. Thật là vô trách nhiệm khi hủy hoại một đất nước với danh nghĩa hỗ trợ nó, và điều này đang diễn ra tại Ukraine. 
Bà Samantha Power có lẽ đã nhầm: người Mỹ không chán nản với việc can thiệp nhân đạo, mà là với những hậu quả của nó. Đã đến lúc nhìn một cách tỉnh táo vào sự hiểu nhầm đã dẫn đến tình trạng này.
Phong Đức

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

nguyễn anh -

ỷ mạnh hiếp yếu điều mà xưa và nay ,đã và đang được mỹ và đồng minh dùng để đối phó với các nước không chịu làm theo ý mình .

Hiển thị thêm bình luận