Phô mai, răng cá hay những vật kỳ lạ được sử dụng như tiền

Google News

Không chỉ trong quá khứ, ngay cả khi xã hội phát triển, con người vẫn sử dụng những loại hình thức tiền tệ đặc biệt kỳ lạ.

Khi nhắc đến tiền chắc hẳn chúng ta đều nghĩ đến những đồng xu, tiền giấy hay polymer. Tuy nhiên cũng có những loại tiền được làm từ những nguyên liệu mà khó ai có thể nghĩ tới. 
Bánh trà
Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, trà là thứ được chế biến trở thành nước uống thơm dịu, chất "đưa đẩy" trong nhiều cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài từ thế kỷ IX đến XX, chúng lại được sử dụng rộng rãi như một hình thức tiền tệ ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Turkmenistan, Mông Cổ và một số vùng ở Nga. Tiền từ trà được ép chặt thành bánh với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Trong khi đó chất lượng bánh trà sẽ quyết định mức giá của chúng. 
Vỏ sò
Pho mai, rang ca hay nhung vat ky la duoc su dung nhu tien
Ảnh: shutterstock 
Vỏ sò được sử dụng làm phương tiện thanh toán từ ít nhất 1200 năm trước Công nguyên. Khi năng lực sản xuất không chỉ tạo ra vật chất duy trì được đời sống mà còn dư thừa, con người bắt đầu nghĩ đến việc đổi chúng lấy những thứ cần thiết hơn. Sau nhiều lần thay đổi, người ta nhận ra các loại vỏ sò, vỏ ốc vừa chắc chắn, bền và dễ mang theo. Từ đó, chúng bắt đầu được sử dụng phổ biến làm "hoá tệ".
Phô mai
Tình yêu của người Ý với phô mai không chỉ dừng ở việc sử dụng chúng để chế biến món ăn mà còn từng được dùng làm "hóa tệ. Theo đó, từ năm 1953, ngân hàng Credito Emiliano bắt đầu chấp nhận pho mai dạng hạt cứng, Parmigiano Reggiano, làm tài sản thế chấp cho các khoản vay kinh doanh nhỏ.
Răng cá heo 
Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng một số dân làng trên quần đảo Solomon đã sử dụng răng của cá heo như một hình thức tiền tệ. Tục lệ này được cho là xuất hiện từ năm 1976, khi đó, dân làng nơi đây đã ra tay tàn nhẫn với hàng ngàn con cá heo để lấy răng làm tiền tệ cũng như vật trang trí cá nhân.
Pho mai, rang ca hay nhung vat ky la duoc su dung nhu tien-Hinh-2
Ảnh: shutterstock 
Đáng bất ngờ, vào năm 2008, khi đồng tiền sử dụng trên đảo bị mất giá, người dân nơi đây bỗng quay trở lại với việc sử dụng răng cá heo như một vật ngang giá trong trao đổi, buôn bán. Ngay lập tức, giá trị răng cá heo tăng lên "vùn vụt".

Bộ sưu tập tiền xưa hiếm có của thầy giáo mỹ thuật. Video: Tuổi trẻ 


Nguyễn Nguyễn (Theo Indiatimes)