Phóng viên từng cướp ngân hàng kể chuyện cuộc sống ngày Tết trong tù

Google News

“Có ý nghĩa gì khi chúc mừng năm mới hạnh phúc với một người mà năm mới của họ sẽ giống hệt như năm cũ - đối mặt với những bức tường nhà tù?”, một cựu tù nhân cho biết.

Joe Loya hiện là phóng viên - biên tập viên của hãng tin Pacific News Services (PNS). Cách đây 10 năm, anh đã tham gia một vụ cướp ngân hàng và sau khi bị bắt, Joe bị kết án bảy năm tại nhà tù liên bang. Từng trải qua cuộc sống cả ở trong và ngoài song sắt, Joe hiểu hơn ai hết nỗi lòng của các tù nhân vào dịp năm mới.
Những ngày lễ cô đơn
“Đây là kỳ lễ thứ ba của tôi sau khi ra tù. Ngôi nhà được trang trí lộng lẫy, thùng rác đầy ngập giấy gói quà, nền nhà la liệt đồ chơi mới của bọn trẻ, các kế hoạch nghỉ lễ được đưa ra. Tôi ước bạn bè của tôi trong tù có thể được tự do như tôi lúc này.
Bốn trong số họ đã gửi cho tôi những tấm thiệp chúc mừng ngày lễ. Tôi không biết phải viết gì trong những tấm thiệp tôi định gửi cho họ. Làm thế nào tôi có thể viết những dòng chữ nguệch ngoạc như "Giáng sinh vui vẻ" hay "Chúc mừng năm mới" nhưng đó là những gì họ viết cho tôi và tôi không muốn ném thiệp của họ sang một bên. Tôi không muốn quên những con người ấy.
Phong vien tung cuop ngan hang ke chuyen cuoc song ngay Tet trong tu
Trong tù, những ngày đầu năm mới là thời điểm căng thẳng nhất với các tù nhân.
Mặc dù thói quen của tôi sau khi được tự do đã thay đổi nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thức dậy lúc 5h và nhớ lại những ngày tháng trong tù. Ở đó, những ngày cuối năm và đầu năm mới là thời điểm căng thẳng nhất trong năm, nhưng hầu như không có niềm vui nào đi kèm để làm giảm bớt đi những nỗi buồn ấy. Đó là cảm giác mất mát không thể thay đổi.
Ngày đó tôi thường đi ngủ vào lúc 22h đêm giao thừa. Nếu khó ngủ, tôi sẽ xin các quản giáo thuốc ngủ chứ nhất định không thức. Chẳng có ngày lễ nào dành cho tôi. Tôi không thể chịu được cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi.
Vào cuối năm và đầu năm mới, số lượng tù nhân đăng ký gọi điện nhiều hơn. Điện thoại gần như được sử dụng liên tục. Một số người chia sẻ niềm vui ngày lễ với con cái của họ, nhưng cũng có nhiều người khác chỉ muốn kiểm tra vợ hay người yêu của mình để đảm bảo họ không chìm đắm trong tiệc tùng. Dù lý do là gì, nhiều tù nhân sử dụng điện thoại có nghĩa là nhiều người đàn ông biết rằng gia đình và bạn bè đang vui vẻ trong khi họ vắng mặt và phải ở nơi lạnh lẽo này.
Những món quà dấm dúi
Niềm vui nhỏ duy nhất trong ngày lễ là quản giáo thường phân phát hai thiệp chúc mừng miễn phí cho các tù nhân để gửi cho hai người mà họ muốn. Và bữa tối có thêm những chiếc kẹo bạc hà xanh và đỏ, hoặc một chén nhỏ đậu phộng muối.
Trong tù, những món quà tuyệt vời nhất tôi từng nhận được từ các bạn tù là cục xà phòng, một đôi tất mới hoặc một thanh kẹo socola hay một túi cà phê. Tôi nhớ có lần tôi tặng một người bạn không mấy khi có người thân đến thăm một bao thuốc lá trị giá 6 USD cho Giáng sinh và anh ta đã phấn khích như thể được cung cấp một năm đồ lót sạch.
Điều trớ trêu khi ở trong tù là, để hạn chế việc tống tiền, tù nhân không được phép trao đổi tài sản, do đó, việc trao một cái gì đó có giá trị cho một tù nhân khác - như một đôi tất hoặc túi cà phê - là một hành vi vi phạm có thể bị trừng phạt. Cho nên, dù chỉ là những món quà hết sức nhỏ bé ở bên ngoài nhưng chúng tôi phải tặng nhau một cách dấm dúi, giúp nhau phần nào vơi đi nỗi buồn.
Tôi đã cười khi lần đầu tiên một người bạn chúc tôi năm mới hạnh phúc trong khi tôi vẫn còn 5 năm cải tạo và người bạn ấy bị giam đã hơn 20 năm nhưng điều đó không bao giờ làm sự lạc quan của anh ấy. Dù sao, ở chốn tối tăm này rất cần những người như anh ấy thì mới có thể giúp các tù nhân khác cải thiện tâm trạng.
Giờ đây, cầm trong tay những tấm thiệp của họ nhưng thật sự tôi vẫn không biết phải viết gì để phù hợp với hoàn cảnh của họ. Điều này đã khiến tôi cảm thấy đau đớn”.
Theo Đàm Anh / Dân Việt