Số phận những nhà khoa học phát xít sống sót sau chiến tranh

Google News

Vỏ ngoài, Tiến sĩ Kurt Blome là Giám đốc nghiên cứu ung thư của Hitler, nhưng trên thực tế, nhân vật này chính là người phải chịu trách nhiệm về việc phát triển khả năng chiến tranh sinh học của phát xít Đức.

Tiến sĩ Kurt Blome
Blome đã bị đưa ra xét xử tại tòa án quốc tế tội phạm chiến tranh Nuremberg vì đã thực hiện thử nghiệm trên cơ thể con người, tuy nhiên, nhà khoa học này đã được tha bổng do sự can thiệp của quân đội Mỹ. Chính phủ Mỹ khi đó mong muốn tận dụng kiến thức sâu sắc của Blome về những điểm yếu sinh học của con người để tạo ra các tác nhân thần kinh gây chết người.
 
Tuy nhiên, hồ sơ nhân sự của Blome tại quân đội Mỹ không hề đề cập đến sự tham gia của ông vào các thử nghiệm trên con người của phát xít Đức. Sau chiến tranh, Blome sống phần đời còn lại tại Tây Đức, làm việc cho các dự án bí mật của chính phủ Mỹ và vẫn hoạt động trong đảng cánh hữu Đức, cho đến khi qua đời vào năm 1969.
Arthur Rudolph
Khi Arthur Rudolph được đưa tới nước Mỹ năm 1947 trong Chiến dịch Kẹp giấy, vị bác sĩ này được cho là một tay “phát xít hăng hái”, tuy nhiên, mọi hoạt động liên quan đến tội phạm chiến tranh của nhân vật này đều không được đề cập đến trong các báo cáo chính thức. Tuy nhiên, các văn bản từ 2 năm trước đó khẳng định rằng Rudolph đã được đồng minh xác định là một tội phạm chiến tranh.
Năm 1961, Arthur Rudolph cùng nhà khoa học phát xít Wernher von Braun làm việc tại NASA để thiết kế tên lửa Saturn V. Nếu không có kiến thức uyên bác và tài năng kiệt xuất của Rudolph trong lĩnh vực tên lửa, chắc hẳn dự án Apollo sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Mặc dù chính phủ Mỹ tỏ ra biết ơn những gì Rudolph đã cống hiến, nhưng Bộ Tư pháp vẫn kết án Rudolph năm 1984 do đã đóng góp vào việc đẩy hàng ngàn tù nhân phải làm việc đến chết trong quá trình giám sát sự phát triển tên lửa V-2 giai đoạn Chiến tranh Thế giới II. Để tránh khỏi bị truy tố, Rudolph đồng ý trả lại quyền công dân Mỹ và rời khỏi đất nước này.
Khi nói đến các chương trình không gian Mỹ thời kỳ hậu chiến, dường như việc đòi hỏi một câu chuyện lịch sử không liên quan đến các ảnh hưởng của phát xít là bất khả khi. Có lẽ, nước Mỹ chỉ nên chấp nhận một cách đơn giản rằng rất nhiều thành tựu trong ngành vũ trụ mà người Mỹ vẫn tự hào đã có được là nhờ các chuyên gia Đức phát xít, trong đó có những người đã mở đường cho các phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng năm 1969.
Theo Trần Kiều Phong/ Giaoducthoidai