Voi có cặp ngà 1 tạ bị bắn chết ở Kenya

Google News

Trên toàn Kenya hiện chỉ còn 25 con voi có cặp ngà kích thước khủng và đang bị bọn trộm ngày đêm săn lùng.

Một trong những con voi già nhất, lớn nhất châu Phi mang tên Satao đã bị bọn săn trộm giết hại cách đây ít hôm. Tsavo khoảng 50 tuổi, được xem là một trong số ít những con voi có cặp ngà khủng còn sót lại trên thế giới.
Voi co cap nga 1 ta bi ban chet o Kenya
Voi Satao lúc còn sống. 
Richar Moller, nhân viên bảo vệ công viên Tsavo cho biết chú voi này được phát hiện đã chết hôm 6.3 sau khi bị bắn bằng tên tẩm độc. Hai tên trộm đã bị bắt sau vụ việc.
Trên Facebook, đại diện công viên bảo tồn viết: “Với sự tiếc thương vô hạn, chúng tôi xin thông báo rằng Satao, một trong những biểu tượng của loài voi ở Tsavo, đã chết”. Vườn quốc gia Tsavo cho biết xác chú voi đã được phát hiện kịp thời và ngà của nó không bị lấy cắp.
Satao là loài voi châu Phi với kích thước rất khổng lồ. Con đực trưởng thành có thể cao tới 3,2 mét và nặng tối đa trên 6 tấn. Cặp ngà của voi Satao nặng hơn 100 kg và được xem là mục tiêu săn bắt của bọn trộm.
Voi co cap nga 1 ta bi ban chet o Kenya-Hinh-2
Cặp ngà của voi Satao nặng trên 100 kg. 
Voi Satao được đặt tên theo một chú voi khác từng bị giết hại năm 2014. Moller cho biết hiện vườn quốc gia Tsavo có khoảng 15 voi trong tổng số 25 con voi ngà khủng trên toàn Kenya. “Chúng là biểu tượng và đại sứ của loài voi châu Phi”, Moller nói.
Cách đây ít hôm, một cán bộ kiểm lâm cũng bị bắn chết khi cố gắng bảo vệ bầy voi trước bọn săn trộm. Đây là cái chết thứ hai của những nhân viên vườn quốc gia trong 1 tháng qua. Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cho biết bầy voi châu Phi đã sụt giảm hơn 11 vạn con, xuống chỉ còn 41 vạn voi trong 10 năm qua.
Voi co cap nga 1 ta bi ban chet o Kenya-Hinh-3
Voi Satao bị bắn tên độc. 
Mỗi năm, 3 vạn voi châu Phi bị giết để lấy ngà và chủ yếu phục vụ thị trường châu Á. Tại các quốc gia này, ngà voi tượng trưng cho quyền lực, giàu sang.
Vườn quốc gia Tsavo rộng 42.000 km2 là thách thức rất lớn với những người bảo tồn. Nhân viên ở Tsavo thường dùng thiết bị bay không người lái để kiểm soát vùng đất này.
Theo Quang Minh/Dân Việt