Khi Mỹ bắt đầu chuyển hướng qua các nhiệm vụ chống khủng bố sau Chiến tranh lạnh, Nga và Trung Quốc tân dụng cơ hội này tập trung phát triển không quân, lực lượng tên lửa, theo Tom Karako, giám đốc dự án phòng thủ tên lửa thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Mỹ nói.
|
Hình ảnh mô phỏng vũ khí siêu thanh của Trung Quốc. |
“Chiến tranh lạnh kết thúc, và chúng ta lúc đó rơi vào tình trạng tự đắc. Và chúng ta nói “a ha, chúng ta giờ đã ở vị thế chiếm lĩnh ưu thế trên bầu trời”, ông Karako nói tại viện Hudson, Mỹ. Nhưng ông nói thêm, rằng Nga và Trung Quốc đã bắt đâu thay đổi cho phù hợp với tình hình, và họ bắt đầu thay đổi đặc biệt để xử lý các mối nguy đến từ trên không, các mối nguy từ tên lửa.
Kể từ đó, hai quốc gia này, theo vị chuyên gia Mỹ, đã có những bước đi đầu tư nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh trong lúc họ phải đối mặt với uy thế quân sự to lớn của Mỹ.
Ưu điểm của vũ khí siêu thanh là có thể đạt vận tốc Mach 5 trở lên (Mach 1 tương đương 1235km/h) nhưng vẫn có năng lực cơ động và các đặc điểm này khiến chúng trở thành tài sản chiến lược của hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trung Quốc đã tiến gần đến việc cho ra đời các hệ thống vũ khí siêu thanh có thể đi hàng ngàn dặm để tấn công các tàu sân bay Mỹ và các lực lượng tiền tiêu khác, theo Michael Griffin, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách nghiên cứu và phát triển, nói với tạp chí National Defense. Ông lưu ý rằng Mỹ hiện chưa có hệ thống vũ khí nào có thể đối phó với các loại vũ khí này.
Nhưng Bắc Kinh đã vẫn còn nhiều trở ngại trong việc phát triển vũ khí siêu thanh. Những loại vũ khí này cần đến các mạng lưới hỗ trợ hạ tầng quy mô lớn, ví dụ các công nghệ định vị và dẫn đường, các hệ thống dữ liệu có độ tin cậy cao, theo một báo cáo hồi năm ngoái của công ty tư vấn chiến lược IHS Markit có trụ sở ở London.
“Nếu Trung Quốc kết hợp được các năng lực này, họ sẽ có hệ thống vũ khí có năng lực làm mất ổn định và tái định hình động lực an ninh khu vực và thế giới”, báo cáo viết.
Trong giai đoạn 2014-2018, tất cả các cuộc thử nghiệm thiết bị siêu thanh DF-ZF của Trung Quốc được biết đến đều thành công, trừ duy nhất một lần thất bại.
“Rõ rằng chúng ta không biết mục tiêu của các cuộc thử nghiệm đó là gì”, Tate Nurkin, tác giả chính của báo cáo nói. “Hệ thống của họ có vẻ phát huy tác dụng. Một trong các vụ thử nghiệm thất bại”.
Báo cáo nói vào tháng 8/2014, cuộc thử nghiệm phương tiện siêu thanh gặp một thất bại đáng ngờ ở hệ thống động lực. Tuy nhiên, theo ông Nurkin, hệ thống siêu thanh của Trung Quốc vẫn có năng lực tác động tương đối lớn.
Báo chí Trung Quốc đã nhiều lần khoe về năng lực của hệ thống siêu thanh trong nước, với các tên lửa đạn đạo mang theo vũ khí siêu thanh, bay xa vài ngàn km.
Nhưng khi được hỏi các tiến bộ của Trung Quốc có đáng tin cậy hay chỉ là chiêu trò tuyên truyền, ông Nurkin nói câu hỏi này khó trả lời.
When asked if China’s advancements are credible or just propaganda, Nurkin said it is difficult to tell. Tuy nhiên ông lưu ý rằng ông có thiên hướng cẩn trọng với Trung Quốc về vấn đề này, bởi họ đã bỏ ra tiền bạc và công sức nhiều để phát triển vũ khí siêu thanh. Ông cho rằng tốt hơn là hãy coi sự phát triển của hệ thống siêu thanh Trung Quốc đang đạt đến mức ngang ngửa năng lực của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và Washington cần phải tìm ra cách bắn hạ chúng. “Tôi không nghĩ Trung Quốc đã vượt lên đáng kể về lĩnh vực siêu thanh”, ông nói. “Nhưng tôi nghĩ họ đã đạt được trình độ từ đó trở thành sức ép đối với cộng đồng quốc phòng Mỹ phải nỗ lực để duy trì ưu thế”.
Theo Anh Minh/Tiền Phong