Xác ướp cuộn tròn 30.000 năm còn nguyên vẹn

Google News

Sóc Bắc Cực đã chết từ 30.000 năm trước vùi trong tuyết trở thành xác ướp đông lạnh hàng chục nghìn năm mới có thể khám phá ra.

Trung tâm Yukon Beringia Interpretive hôm 28/3 chia sẻ trên mạng xã hội ảnh chụp một “quả bóng lông” kỳ lạ. Khá nhiều người tò mò về “quả cầu lông” bên trong là cái gì. Tuy nhiên, thực chất đây là xác ướp của một con sóc đất Bắc Cực cuộn tròn 30.000 năm tuổi. Thậm chí xác ướp này được bảo quản tốt đến mức không thể nhìn thấy lông hoặc những móng vuốt tí hon.

Xác ướp sóc đất Bắc Cực từ kỷ băng hà. Ảnh: Trung tâm Yukon Beringia Interpretive

Nguồn ảnh: Live Science

Vật này được tìm thấy vào năm 2018, khi một người khai thác vàng đã phát hiện một quả bóng kỳ lạ gần thành phố Dawson, vùng Yukon lạnh giá của Canada.

Theo Grant Zazula, nhà cổ sinh vật học ở Yukon, nói với CBC: “Gần như không thể nhận ra đây là xác ướp của một loài sóc đất cho đến khi nhìn thấy đôi bàn tay nhỏ, những móng vuốt và cái đuôi nhỏ”.

Ông đã mang vật mẫu đến cho chuyên gia kiểm tra và chụp X-quang, và xác thực đó chính là một con sóc đất. Có nhiều khả năng nó muốn ngủ trong hang nhưng bị tuyết vùi lấp và bỏ mạng. Dù hàng nghìn năm trôi quay, con sóc vẫn được bảo quản rất tốt và giữ trong tầng đất vĩnh cửu giống như một chiếc tủ lạnh thời tiền sử

Ảnh chụp X-quang cho thấy con sóc đang cuộn tròn, có thể để ngủ đông. Ảnh: Trung tâm Yukon Beringia Interpretive

Hình ảnh chụp bên trong. Nguồn ảnh: Live Science

Theo chuyên gia là bà Health chia sẻ rằng thấy nó trong tình trạng nguyên vẹn và cuộn tròn như đang ngủ. Bề ngoài nó giống như một quả bóng nấu hoặc một tảng đá.

Con sóc này được phát hiện trong khu vực sinh sống của người Tr'ondëk Hwëch'in. Đây là loài sóc đất Bắc Cực vẫn tồn tại trên khắp Yukon ngày nay. Loại sóc này trông giống chuột chũi hơn sóc cây.

Theo nhà khảo cổ học Zazula, ông dành toàn thời gian nghiên cứu về xương và cảm thấy chúng rất thú vị. Đặc biệt ông ấn tượng với vỏ bọc được bảo quản hoàn hảo và sẽ tiếp tục nghiên cứu .

Như Quỳnh (Theo Live Science)