Lời nói đặt đúng chỗ
Cổ nhân có câu: Triều ngôn bất cập khuyển mã. Câu này có nghĩa là, tại triều đình chỉ nên bàn chuyện chính sự. Lúc làm việc công, không buông lời đùa cợt. Làm việc cần có tinh thần, tự giác chứ không phải chống chế, mua vui.
|
Ảnh minh họa. |
Người có “khẩu đức” luôn ý thức được sức nặng của lời nói. Họ biết rằng việc gì nên nói, việc gì không. Tại nơi sang trọng, phải nói như thế nào để thu phục lòng người. Tại nơi bần hàn, phải nói ra sao để người khác phải nghiêng mình kính cẩn. Họ hiểu, ngôn từ có thể là bàn đạp đắc lực giúp sự nghiệp của họ hưng thịnh, khởi sắc. Tuy nhiên nó cũng là một mũi dao sắc, tước đoạt đi tất cả của họ bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, khi làm việc lớn, đừng nói chuyện trai gái. Khi đã mở lời, cần nắm rõ thời cơ. Tại nơi công sở, đi đôi với lời nói, cử chỉ cũng phải văn minh lịch sự. Đám ma đừng nói chuyện vui vẻ, đám hỷ đừng nói chuyện buồn thương.
Biết kính nhường trước các bậc trưởng bối
Quy tắc thứ 2 làm nên một người có khẩu đức chính là: trưởng giả bất cập, vô, gian tạp chi ý ngôn. Câu này có nghĩa, chuyện bề trên không nhắc đến, thì lờ đi. Nói chuyện với trưởng bối hãy để họ làm chủ câu chuyện, đừng nông nổi, hiểu thắng mà tỏ ý ngạo mạn, buông lời vô lễ. Người đi trước uy có thể không bằng ta về học vị, về khả năng làm việc, nhưng ta vẫn cần kính trọng họ được về tuổi tác.
Giao tiếp với bề trên, cần nên cẩn trọng. Dù vì lý do gì cũng tuyệt đối không ngắt lời. Người có khẩu đức, nói chuyện luôn khiêm nhường và tỏ thái độ cung kính. Khi mở lời luôn biết quan sát trước sau, cân nhắc nặng nhẹ, khiêm nhường, đứng dưới trưởng bối một bậc với tâm thế “kính lão đắc thọ.” Người như vậy rất được cấp trên trọng dụng, giao cho việc lớn, công danh phát đạt, một đời quý hiển.
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp