Các nhà sư luôn mỉm cười khi viên tịch

Google News

Các vị xuất gia tu theo đạo Phật cảm thấy cái chết rất nhẹ nhàng, tinh thần rất minh mẫn, sáng suốt vì ý thức được sự vô thường của cuộc đời.

 - Những người xuất gia vì hiểu được nhân quả, sự vô thường của cuộc đời. Vì thế khi một người nào đó viên tịch (chết - PV) họ luôn rất bình tĩnh, thoải mái và cảm thấy rất nhẹ nhàng.
 
  Cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ lúc bệnh tật dù đau đớn thể xác như tâm hồn luôn thoải mái (ảnh chụp cố hòa thượng khi đang nằm viện)
Cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ lúc bệnh tật dù đau đớn thể xác nhưng tâm hồn luôn thoải mái (ảnh chụp cố hòa thượng khi đang nằm viện)
 
Đau thể xác nhưng nhẹ tâm hồn
 
Với người dân bình thường lúc chuẩn bị nhắm mắt, mỗi người sẽ có những biểu hiện đau đớn, mệt nhọc hay có thể thoải mái mà ra đi. Tất cả những điều này là do cách sống và việc người sắp mất có chấp nhận về cái chết hay không.
 
Còn đối với các vị xuất gia tu tập theo đạo Phật, đa số các Ngài cảm thấy cái chết rất nhẹ nhàng, tinh thần rất minh mẫn, sáng suốt vì ý thức được sự vô thường của cuộc đời.
 
Nói về việc bổn sư (sư phụ hay người đưa vào đạo - PV) của mình lúc bị bệnh cho đến khi viên tịch, sư cô Thích nữ Tịnh Thủy tại Hà Nội chia sẻ: Lúc đó sư phụ rất đau đớn, phải qua rất nhiều bệnh viện trong và ngoài nước nhưng sư phụ vẫn luôn tỏ ra mạnh khỏe, không muốn ai phải lo lắng.
 
19 năm bị ung thư di căn, Người luôn cố gắng quán xuyến mọi công việc của nhà chùa, việc hoằng dương Phật pháp cũng không hề chểnh mảng, cho đến khi ốm nặng quá sư phụ mới dừng lại và để cho người kế nhiệm thực hiện tiếp phần việc đang dang dở.
 
Những ngày cuối cùng của cuộc đời, dù phải chịu sự đau đớn của thể xác do bệnh tật hành hạ, Cố Ni Sư vẫn cố gắng chống chịu. Mỗi khi có khách đến thăm hay các đệ tử bên cạnh, Người lúc nào cũng nói chuyện nhẹ nhàng và tươi cười.
 
Khuôn mặt của sư phụ lúc nào cũng tươi tỉnh, thản nhiên và Người luôn cố gắng ngồi thiền. Chưa bao giờ tôi thấy Người quên ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật dù đang bị bệnh tật dày vò.
 
Đa số các cố trưởng lão của Phật giáo khi viên tịch đều rất nhẹ nhàng
Đa số các cố trưởng lão của Phật giáo khi viên tịch đều rất nhẹ nhàng
 
"Thế rồi vào một buổi sáng, sau khi nghe xong một bài thiền ca của một đệ tử hát cho mình, Người đã viên tịch nhưng nhìn khuôn mặt vẫn tự tại, làn da hồng hào và thanh thoát. Không có chút gì là sự khổ đau” - sư cô Tịnh Thủy nhớ lại.
 
Không chỉ có sự ra đi của sư phụ sư cô Tịnh Thủy, mà có rất nhiều câu chuyện về sự nhắm mắt rất nhẹ nhàng của các trưởng lão (người lớn tuổi của Phật giáo - PV). Một trong những câu chuyện đó là sự ra đi của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (chùa Từ Đàm - Thừa Thiên Huế) vào ngày 2/10/2001.
 
Sau một thời gian bị bệnh, sư ôn Thích Thiện Siêu được các bác sĩ cho về chùa. Ở đây sư ôn được chư Hòa thượng, Thượng tọa cùng Phật tử khắp nơi tìm về thăm và chăm sóc.
 
Về chùa được gần 10 ngày thì vào một ngày lúc hoàng hôn vừa ngập hết nắng chiều, sư ôn đã mỉm cười lần cuối, không một chút rên la hay đau đớn, từ từ nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng để về với chư Phật, như không có chuyện gì xảy ra. 
 
Vô thường nên cần gì phải sợ chết
 
Nói về sự ra đi nhẹ nhàng của quý Trưởng lão trong đạo Phật, Đại đức Thích Giác Hiền, ở Tịnh xá Trung Tâm quận Bình Thạnh (TPHCM) cho biết: Người tu hiểu về sự vô thường của cuộc đời, có sinh thì phải có diệt, có ra đời thì phải mất đi.  
 
Chúng ta xuất hiện trên cuộc đời là do vay mượn tứ đại (đất, nước, gió, lửa - PV) cùng với thần thức (hồn của mỗi người - PV) kết hợp lại mà thành.
 
Hiểu được điều đó nên các cố trưởng lão trước lúc nhắm mắt luôn rất bình tĩnh, lời nói nhẹ nhàng, tự nhiên, để rồi truyền lại những lời dặn dò cuối cùng cho đệ tử ráng tinh tấn (quyết tâm) mà tu học.
 
 Đối với người xuất gia khi nhắm mắt chỉ là trả lại thể xác của đời để về với chư Phật để tiếp tục tu tập chứ không có gì mà phải đau khổ
Đối với người xuất gia khi nhắm mắt chỉ là trả lại thể xác của đời để về với chư Phật để tiếp tục tu tập chứ không có gì mà phải đau khổ
 
Ngoài ra tùy theo kết quả tu hành và sự chứng ngộ mà mỗi Ngài mà trước lúc mất thường có những điềm lạ báo trước. Có vị cho biết trước ngày giờ ra đi (như ngài Hộ Nhẫn ở Huế), nhiều vị trong phòng có mùi hương lạ xuất hiện, thần sắc (khuôn mặt) đẹp, tươi hơn so với người thường (như Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Tứ ở Hà Nội). 
 
Những lúc này đa số các Ngài đều bình tĩnh, an nhiên, không hề sợ cái chết. Các Ngài hiểu được cuộc sống là vô thường, tạm bợ, không có chi bền chắc. 
 
Ngoài ra đối với thân xác của những Ngài đã chứng ngộ (biết và hiểu - PV), sau khi  làm lễ trà tỳ (thiêu - PV) luôn để lại xá lợi. Có rất nhiều xá lợi như xá lợi răng, xương, huyết…
 
Để giải tỏa thắc mắc của người dân về việc các quý thầy trước khi nhắm mắt vẫn đau đớn do bệnh tật, đại đức Thích Giác Hiền chia sẻ: “Đức Phật có dạy đã là người mang thân tứ đại (tâm không có khổ đau) thì cho dù người tu có đạt đến quả vị nhân thân tứ đại nhưng thân vẫn còn khổ đau theo lẽ tự nhiên của cuộc đời”.
 
“Ngay chính ngày xưa Đức Phật cũng bị tả lị rồi nhập niết bàn khi ăn phải nấm độc, thân thể ngài bị đau đớn nhưng tâm ngài không bị đau đớn” - sư Giác Hiền nhấn mạnh.
 
Hoài Lương - Bùi Hiền

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Lavender -

Lavender
<p>Chào bạn<br />

Bạn hỏi với mục đích cầu thị hay với mục đích mỉa mai? Mình thấy có ý mỉa mai nhiều hơn, và quan trọng nữa là bạn không biết gì về Phật giáo mà đòi phê phán Phật giáo. Những câu hỏi của bạn là ví dụ tiểu biểu cho những người muốn phản bác lại Phật giáo, nhưng không có chút kiến thức gì về Phật giáo. <br />

1) Có kinh điển nào của Phật giáo nói rằng đức Phật sẽ chữa khỏi bệnh ung thư cho chúng sinh không? Phật hoàn toàn không tự nhận hay dành lấy cho mình quyền năng như thế. Đức Phật luôn dạy rõ:<br />

- Mỗi con người hãy tự thắp đuốc mà đi (tự tu, tự đạt quả vị thánh, Phật)<br />

- Mỗi chúng sinh hãy là một ốc đảo sinh động trong sóng nước luân hồi (kinh Pháp Cú), tự nuôi dưỡng thân mạng, tuệ mạng,… để mà tu tập<br />

- Phật, và Bồ Tát chỉ là người chỉ đường, thầy bốc thuốc cho bệnh (khổ) của chúng sinh. Chúng sinh phải tự uống (tự tu tập) mới lành bệnh (thoát khổ). Chư Phật, Bồ Tát không uống dùm để chúng sanh lành bệnh được<br />

2) Vấn đề vô thường thì dính gì đến việc nằm viện hay không nằm viện? Kinh Phật có chỗ nào dạy rằng khi bệnh nặng nên tuân theo vô thường, không cần cứu chữa hay nằm viện gì không? Phật giáo quan điểm vô thường là để mọi người ý thức được thân thể con người không mãi hoài mạnh khỏe, mà có thể trở bệnh hay bị tai nạn bất cứ lúc nào. Với nhận thức như thế, để bỏ bớt sự đau khổ trong nội tâm mỗi khi có bệnh, nhờ đó mà tâm lý không bi quan mỗi khi phải đối diện với bệnh tật. Tâm lý không bi quan, sẽ góp phần tích cực cho cơ thể, để mau chóng hồi phục.<br />

Trong kinh cũng đã có ví dụ cho thấy chính Đức Phật là người chăm sóc một tỷ kheo bệnh nặng, và hướng dẫn người khác cũng nên như vậy.<br />

...<br />

<br />

3) Đây là luận điểm thường thấy được đưa ra để phản bác lại tinh thần từ bi của Phật giáo. Một câu hỏi phản bác phải nói rất ấu trĩ. Phật giáo quan niệm từ bi, tôn trọng mọi loài chúng sanh là chắc chắn. Nhưng phải ý thức rằng chúng sinh, và ngay cả chư Phật, Bồ Tát ở dạng ứng thân, như một thành phần của loài người, ví dụ như Đức Phật lịch sử mà ta biết ở tên gọi Gotama, thì nhất thiết phải ăn để nuôi sống thân thể. Thật sự, vấn đề ăn chay hay ăn mặn không phải là cứu cánh cuối cùng của Phật giáo. Thời Đức Phật còn tại thế, các đệ tử đi khất thực, theo nguyên tắc tín thí cho cái gì thì ăn thứ đó, kể cả thịt. Các thầy hoàn toàn có thể ăn thịt, với điều kiện phải thuộc tam tịnh nhục: không thấy, không nghe, và không nghi (vì mình mà giết) con vật để ăn.<br />

Phật giáo hiện tại có nhiều truyền thống: ăn chay, ăn mặn (với điều kiện thuộc tam tịnh nhục),… Vì vậy, tồn tại giữa thế giới này như một chúng sinh (con người) chắc chắn phải ăn để sống, Phật giáo quan niệm từ bi là để giảm thiểu thấp nhất vấn đề tàn sát động vật để ăn uống chỉ vì ngon miệng. Thay vào đó, một số truyền thống Phật giáo sau này, chỉ thuần ăn chay là thực vật. Dẫu sao cắt một bó rau, vẫn thấy nhẹ nhàng hơn giết một con vật, dù ai không biết chúng đều là sinh vật. <br />

<br />

Cuối cùng, hãy tìm hiểu kỹ một vấn đề trước khi phê phán, đặc biệt là phê phán các vĩ nhân của nhân loại. Nên nhớ Liên Hiệp Quốc đã tôn vinh đức Phật là nhân vật đại diện cho tôn giáo và tinh thần hòa bình của thế giới, và hằng năm Liên Hiệp Quốc tổ chức lễ mừng Phật đản sinh.</p>

tam -

tam
<p>Tra loi anh ChauNguyen,<br />

1. Làm đệ tử Phật không có nghĩa là nhờ Phật làm cho hết bệnh tật. Làm đệ tử Phật là để học giáo lí thâm sâu của đạo, trong đó bao gồm sự nhận thức về giá trị hư huyễn của một con người trên thế gian này.<br />

2. Tai sao phải dùng thuốc giảm đau mà lại không ra đi thanh thản? Mỗi người đều có một quyền quyết định cho số mạng của mình và chỉ có người đó mới biết la đúng hay sai thôi. Trên đời không có một con đường cố định nào hết. Chắc hoà thượng còn điều gì đó chưa làm thì sao? hoặc là thấy chúng sanh vẫn còn u mê nhiều nên không thể ra đi thì sao?<br />

3. Ăn thực vật cũng la sát sinh? Có thể nói như vậy. Vậy theo bạn thì hoà thượng nên ăn gì để sống? Khả năng của mỗi người khác nhau cho nên không nên khắt khe quá. Năm xưa đức Phật mỗi ngày ăn một hạt mè mà thôi nhưng rồi ngài cũng thấy sự vô ích của nó. Người Phật tử ăn rau cải là để đề cao lòng từ bi đối với chúng sanh. Nếu một người nào đó biết đươc phương pháp không ăn gì mà vẫn sống được xin hãy thông báo cho các phật tử trên thế giới được biết.</p>

Lê Khôi -

Lê Khôi
<p>Vài dòng trả lời bạn ngchaunguyen - theo những hiểu biết của riêng tôi:<br />

1- Mỗi người có một nghiệp quả phải trả, Phật chỉ chỉ ra con đường cho chúng sinh thoát khỏi u mê, trầm luân.<br />

2- Dù là người tu hành, các nhà sư vẫn là con người, do vậy có bệnh vẫn phải chữa, nếu bệnh hoạn mệt mỏi tinh thần không tinh tấn thì làm sao tu tập. Hơn nữa khi cuộc sống vẫn còn làm được việc có ích, thì vẫn cần duy trì cuộc sống, không nên tự hủy hoại mình bằng cách buông xuôi.<br />

3- Cuộc sống là vốn quý, nhất là khi với có thể làm điều có ích cho cuộc đời nếu không ăn thì làm sao sống? mà không sống thì làm sao tu tập mà hoằng dương Phật Pháp? Phật dạy không sát sinh các loại động vật là để tập cho con người tính Từ Bi nhưng Phật không cấm ăn các loại thức ăn từ thực vật. Dẫu biết rằng thực vật cũng là sinh vật nhưng còn là con người thì vẫn cần phải ăn – cho đến khi nào thoát khỏi vòng luân hồi thì lúc đó tránh sự sát sinh mới là tuyệt đối.</p>

daosithoi -

daosithoi
<p>ngchaunguyen nói năng bậy bạ ! không hiểu Phật giáo nên có thái độ nghi kị lung tung. Rãnh rỗi lên google tìm đọc vấn đáp Phật pháp.../.</p>

Vô Vô Vô Vô -

Vô Vô Vô Vô
<p>Nếu là kẻ ngoại đạo hỏi với tâm không tốt thì Phật tử chúng ta chỉ nên đọc và mỉm cười là đủ ... <br />

<br />

Còn nếu Phật tử hỏi để tinh tấn niềm tin vào Đạo pháp thì đã có lý Vô Thường, Nhân Quả và Nhân Duyên (giảng cho những Phật tử sở học sơ cơ) và lý Vô Ngã và Không của những bậc chân tu ... để giải thích.<br />

<br />

Dù gì đi nữa, hãy cùng uống một tách trà ngon và mỉm cười vậy.</p>

chanh -

chanh
Mình nghĩ mọi ngừoi nên xem Phât giáo và những tôn giáo khác là kiến thức để tìm hiểu hơn là một tôn giáo thì mọi người sẽ dễ " ngộ" ra những vấn đề của mình và cuộc sống

Tintin -

Tintin
Bạn đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân trong trang Phapluan.org sẽ hiểu rõ. Chúc vui

Lãm Trần -

Lãm Trần
<p>---<br />

Mỗi người đều có nghiệp quả từ kiếp trước, phải gánh chịu ở đời này và các đời sau. Bị bệnh là đang gánh chịu nghiệp quả, Phật không thể gánh nghiệp cho chúng ta, tự chúng ta làm và gánh chịu.<br />

Bị bệnh phải chữa vì sao - vì chúng sinh, được sinh ra kiếp người là quý giá vô cùng, phải biết quý sự sống của chính bản thân mình và loài khác. Chữa bệnh còn giúp cho người xung quanh (đệ tử, người thân) yên tâm - đó là tâm từ bi của nhà Phật - ko để vì mình mà ng khác đau khổ, lo lắng... Nhiều người biết mình sẽ xả báo thân khi nào - nhưng vẫn chữa do không muốn người xung quanh đau khổ thương xót vì mình.<br />

Ăn RAU vì RAU KHÔNG CÓ Ý THỨC... như CON KIẾN, CON KIẾN CÓ HAM SỐNG NHƯ CHÚNG TA KHÔNG? cắt 1 ngọn rau muống có thể nảy ra 1 ngọn khác, còn cắt đầu 1 sinh vật thì có nảy ra đầu khác không? Nếu bảo ăn chay là uống nước và ăn cơm ko là sai lầm. Đạo Phật cao hơn thế- đó là triết lý - biết yêu sự sống, không lạm sát, biết dùng đủ... tất cả việc không sát sinh là hướng đến tâm thiện. Vì việc thiện lớn có thể làm điều ác nhỏ - và gánh quả báo về mình. Như Đức Phật đã từng giết 1 tên cướp để cứu rất nhiều người trên THUYỀN.<br />

<br />

Không biết phải hỏi, đã hỏi phải biết lắng nghe và tiếp thu. KHÔNG CHÊ BAI - BÀI BÁC - VÌ tất cả chúng ta chưa ai hoàn thiện và HIỂU BIẾT THỰC THỤ. Các bậc cao nhân chỉ NGỘ ở một phần nào đó của CHÂN LÝ. Vậy cũng đã là đáng học và khâm phục lắm rồi.<br />

<br />

Chúc các bạn có đời sống an lạc, tinh thần thoải mái, tích cực làm nhiều việc thiện có ích cho đời.</p>

Quảng Thư -

Quảng Thư
Chắc bạn ngchaunguyen chưa có duyên gặp Phật pháp nên mới hỏi vậy thôi.Tôi không cảm thấy bạn ngchaunguyen có ý chê bai, bài bác hay nghi kỵ gì cả. Chẳng qua là chưa hiểu thì hỏi vậy thôi. Hy vọng là sau khi đọc bài này và những ý kiến góp ý ,bạn sẽ hiểu hơn về Phật Pháp và sẽ có duyên lành dược học Phật, nghe Pháp. Mong lắm thay.

gởi bạn chau nguyen -

gởi bạn chau nguyen
to ngchaunguyen: may mà bạn hỏi ở đây, chứ ngoài đời mà hỏi linh tinh thế này có ngày bị ăn tát đấy biết chưa? (nếu hỏi nhầm người theo hồi giáo hoặc tôn giáo khác không phải Đạo Phật)

ngchaunguyen -

ngchaunguyen
<p>Em xin hỏi vài điều :<br />

1- Sư cụ đã làm đệ tử thân cận của phật, sao không nhờ phật giúp chữa cho khỏi ung thư mà phải chịu bao năm đau đớn như vậy ?<br />

2- Các cụ ý thức rõ sự vô thường, sao còn phải vào nằm viện, dùng thuốc chữa bệnh, giảm đau làm gì, sao không để nó tự nhiên ra đi trong thanh thản !<br />

3- Không giết cả một con kiến vì đó là sat sinh, các thầy hàng ngày ăn rau quả, mầm non đang nhú, hạt giống thực vật, chẳng nhẽ chúng không phải là sinh vật, chẳng nhẽ hành động như vậy gọi là cứu sinh ?</p>

Hiển thị thêm bình luận