Cao nhân chỉ lối 10 triết lý sống giúp cuộc sống hạnh phúc

Google News

Cuộc sống này nếu muốn thanh thản, an vui hãy ghi nhớ kĩ 10 triết lý này.

10 triết lý sống nhất định bạn phải ghi nhớ mỗi ngày
1. Ở đời, làm người nhất định sống PHẢI CÓ LƯƠNG TÂM! Tuyệt đối không được quên những người đã từng giúp đỡ bạn, nếu không bạn sẽ ngày càng ít bạn bè, tương lai đường đi sẽ ngày càng hẹp.
2. Cuộc sống không quan trọng những gì người khác nghĩ về bạn, và bạn sống như thế nào cũng chẳng liên quan gì đến họ.
3. Sẽ có một ngày bạn nhận ra rằng, SỐNG LƯƠNG THIỆN còn khó hơn gấp bội phần SỐNG THÔNG MINH. Thông minh là trời cho, còn lương thiện là sự lựa chọn cách sống của bạn.
4. Không thăm, không hỏi han không có nghĩa là đã quên, nhưng nhất định tình cảm sẽ ngày càng xa cách, cả đôi bên im lặng quá lâu sẽ khiến việc chủ động hỏi thăm trước cũng cần dũng khí.
Cao nhan chi loi 10 triet ly song giup cuoc song hanh phuc
Ảnh minh họa. 
5. Đừng bao giờ dùng những lời nhẫn tâm làm tổn thương người yêu thương bạn, kể cả lúc tâm trạng của bạn đau khổ nhất.
6. Nên nhớ rằng, có những lúc không còn có lần sau, không có cơ hội lần nữa và không thể dừng lại. Nên biết quý những gì bạn đang có được và luôn tự nhủ rằng, đánh mất cơ hội lần này thì mãi mãi không còn cơ hội nữa.
7. Luôn luôn dùng tâm thái CAN TÂM TÌNH NGUYỆN để bình yên trải qua cuộc sống này.
8. Tất cả vấn đề đều là vấn đề của mình.
9. Đôi khi rõ ràng chúng ta đã tha thứ cho người ta, nhưng lại không tìm lại được sự vui vẻ, đó chính là vì bạn đã quên cách THA THỨ CHO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.
10. Đời người có sống có chết, nhưng chỉ cần bạn còn sống thì phải sống cuộc sống tốt đẹp nhất. VUI VẺ với là điều QUAN TRỌNG NHẤT.
5 bài học kinh điển của cổ nhân giúp bạn sống thanh thản
1. Nước chảy không tranh lên trước
“Lưu thủy bất tranh tiên”, ý nói rằng nước chảy không tranh lên trước. Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, ý nói nước là thiện nhất, là tốt nhất, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà lại không tranh không giành lợi ích. Đặc tính của nước là chân thành giúp đỡ vạn vật mà không tranh giành danh lợi, không tranh giành cao thấp, cũng không tự cho mình là hiểu biết, lại không khoe khoang bản thân. Chính là bởi vì không tranh giành với vạn vật, cho nên không có oán hận lo âu.
2. Người quá nhiều dục vọng thì bản chất tự nhiên sẽ nông nổi
“Kỳ thị thâm giả, kỳ thiên ky thiển” ý nói nếu một người có quá nhiều dục vọng ham muốn, thì bản chất tự nhiên của người ấy sẽ là nông nổi. Một người có dục vọng quá nhiều thì sẽ khuyết thiếu trí tuệ và linh tính. Người như thế sẽ bị dục vọng làm cho mê muội mất cả ý chí, tham dục bại thân.
Trong cuộc sống, khi một người tham tài, tham quyền, ham mê nữ sắc, thì khả năng phán đoán của họ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí đánh mất cả tâm trí của mình, đó cũng là bước đầu của tai họa.
Một người không lấy sự nghiệp và tu dưỡng làm trọng, không hiểu được cần phải tiết chế dục vọng, thì rất dễ dàng rơi vào sự nguy hiểm bất cứ lúc nào.
3. Người quân tử hiểu mệnh không đoán mệnh
Khổng Tử giảng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, nghĩa là không biết mệnh trời thì không thể làm người quân tử. “Tri mệnh” trước tiên là biết được “mệnh của tự thân”, chính là nên hiểu được rằng là một con người khi được sinh ra trong thế gan này nên làm sao để lập thân xử thế. Tiếp nữa là biết tới “Thiên mệnh”, chính là sau khi đã trải qua những thăng trầm trong cõi nhân sinh thì hiểu được đạo tự nhiên của trời đất, từ đó có thể tuân theo mệnh trời.
Một người sau khi hiểu số mệnh con người và trong lòng không có hoài nghi thì có thể thản nhiên đón nhận mọi thứ, tự nhiên cũng sẽ không cần đi đoán mệnh nữa.
4. Người có ngàn tính toán không bằng Trời có một tính toán
“Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán”, ý nói con người có ngàn tính toán cũng không bằng một tính toán của trời. Có lẽ trong lòng mỗi người, ai cũng đều có những tính toán nhỏ nhặt để bản thân thu được lợi ích. Tuy nhiên con người có tính toán nghìn vạn lần, tính tới tính lui cho bản thân cũng là “người tính không bằng trời tính”.
“Thiên tắc nhất toán”, trời tính là tính như thế nào? Chính là căn cứ theo lượng “đức” nhiều ít của mỗi người. “Đức” mà nhiều thì sẽ được hưởng nhiều phúc lộc, còn “đức” ít, “nghiệp” nhiều thì có tính toán nhiều đến đâu cũng không thành, có khi còn mang họa đến thân.
5. Nhân tình thế thái là vô thường
Nhân tình thế thái của con người trong thế gian sẽ biến đổi “lúc nóng lúc lạnh” tùy theo tình cảnh khó khăn hay thuận lợi của con người. Sắc mặt của con người cũng thuận theo địa vị cao thấp của đối phương mà biến đổi nhiệt tình hay lạnh nhạt.
Bợ đỡ nịnh nọt là thái độ thường bình thường trong cuộc đời, khi con người nhận ra được điều này sẽ biết cách xem nhẹ được sự thay đổi của nhân tình thế thái. Khi không được như ý hay bị đối xử lạnh nhạt cũng không còn cảm thấy tức giận trong lòng. Khi đắc ý, được người ta theo đuổi cũng không cần quá vui mừng mà luôn phải giữ sự minh mẫn bình thản trong tâm.
Theo Min/Khỏe & Đẹp