Nhà Phật có quan điểm như thế nào về vận mệnh con người?
Cách nay hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đã giác ngộ một cách chân xác về sự tồn tại của mọi vật trong vũ trụ là do nguyên lý duyên khởi: “Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu. Nếu cái này sinh khởi, thì cái kia sinh khởi”. Điều đó có nghĩa là cái gì tồn tại trên đời cũng có nguyên do của nó.
Định luật bảo toàn năng lượng có nội dung tương tự như sau: “Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyền từ vật này sang vật khác”. Vận mệnh con người cũng không tồn tại ngoài quy luật ấy. Có thể diễn giải dễ hiểu hơn quan điểm của Đức Phật là sự tồn tại của mỗi con người với vận mệnh khác nhau phần lớn đều là kết quả của quá trình gieo trồng nhân trước đó một hoặc nhiều kiếp.
Đến đây, xin được dẫn thêm một số ví dụ: tại sao trong nạn sóng thần có rất nhiều người bị cuốn phăng ra biển khơi mà có người lại được bức tường sóng nhẹ nhàng đẩy lại vào bờ và sống sót hy hữu; hoặc trong chuyến xe bị tai nạn có hành khách chỉ bị trầy xước nhẹ trong khi nhiều người khác thiệt mạng thê thảm. Khi mà cái chết cận kề như vậy thì con người bằng xương thịt đâu có thể bơi ngược dòng nước xiết hoặc nhảy ra khỏi xe ô tô để thoát thân nhưng họ lại có được may mắn là giữ được mạng sống trong gang tấc. Như thế là có sự khác biệt trong vận mệnh của mỗi con người.
|
Ảnh minh họa. |
Quan điểm của Đạo Phật về nghiệp và cách thay đổi nghiệp?
Yếu tố nghiệp trong mối quan hệ khắng khít với phước báo như đã nói ở trên có ảnh hưởng rất lớn đến số phận một con người. Nhưng trong xã hội hiện đại với nền khoa học ngày càng tiên tiến, nếu con người chỉ tập trung tạo nghiệp nhân thiện, làm ơn làm phước để thay đổi vận mệnh không thôi thì chưa đủ.
Từ quan điểm của Đức Phật về nghiệp nhân, nghiệp quả trong hiện tại và quá khứ mà suy rộng ra có thể nói để thay đổi vận mệnh cuộc đời con người còn cần phải nỗ lực học tập, nghiên cứu, lao động miệt mài. Tài năng, niềm đam mê khi được khai thác triệt để, kích thích đúng thời điểm sẽ tạo sự đột phá thành bước ngoặt rất lớn giúp chúng ta cải hoán vận mệnh. Muốn làm điều đó, mỗi Phật tử cần xây dựng cho mình kế hoạch làm việc rõ ràng với mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng giai đoạn.
Sau đó, hãy tự “lên dây cót tinh thần” bằng cách khi đạt được mục tiêu đã định thì thưởng cho chính mình một chuyến du lịch hoặc một món đồ nào đó quý giá mà mình muốn sở hữu từ lâu. Hãy thực hành và chúng ta sẽ đạt kết quả rất bất ngờ.
Thêm một ví dụ thường gặp trong đời sống nhưng không phải ai cũng áp dụng nó một cách thông minh: một học sinh thông minh, ham học và kết quả học tập vẫn luôn đạt loại ưu; nhưng nếu cha, mẹ đưa ra điều kiện với phần thưởng là một chiếc xe đạp hoặc một đồ vật mà em đặc biệt yêu thích để làm động lực cho em đạt kết quả học tập cao hơn nữa thì chắc chắn em học sinh này sẽ cố gắng, nỗ lực học hành ngày đêm, tạo thành tích nổi bật để giành được phần thưởng đó.
Như vậy, ngoài sống tu tập, đạo đức, mỗi Phật tử cần phải biết khai thác triệt để sức mạnh trí tuệ, tư duy đang tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta, tạo bước ngoặt từ nhỏ đến lớn để thay đổi hoàn toàn số phận. Một điều cần lưu ý là nếu ai đó có được số giàu sang, sung sướng, khỏe mạnh mà chỉ lo hưởng thụ, sống bạc ác… thì phước báu có như biển rồi cũng sẽ cạn.
Trong cuộc đời mình, Đức Phật luôn dạy con người sống phải biết yêu thương nhau, đó chính là tình người mà nếu không có nó thì xã hội không thể tồn tại và phát triển. Nó là sợi dây gắn kết con người lại với nhau để tạo sức mạnh đoàn kết như một công cụ giúp con người có thể nương vào nhau tồn tại, dựa vào nhau mà thành công. Thực tế cho thấy, không ai sống cô lập mà thành công cả. Do đó, chúng ta phải sống hiếu kính với cha mẹ, giữ gìn tình cảm gắn bó với anh chị em và chia sẻ, đoàn kết với hàng xóm láng giềng, bạn bè đồng nghiệp… để tạo cho mình một thế đứng vững chắc trong quá trình xoay chuyển vận mệnh theo ý mình.
Bói toán có đúng không?
Không phải họ luôn nói sai, có những người xem rất đúng, đoán mệnh rất chuẩn, nhưng bạn cũng không nên quá tin, không nên hỏi họ quá nhiều.Vì sao? Bồ Tát vô cùng vĩ đại, Người đã từng nói với chúng ta: sức khỏe không tốt, đoản mệnh, nhiều bệnh tật, đều là do từng tạo nhiều nghiệp, sát sinh mà thành.
Hãy nhớ đến lời Phật dạy rằng phải tích đức, hành thiện. Không làm điều ác, biết ăn năn hối cải sẽ phần nào làm chúng sinh động lòng từ bi mà hóa giải hận thù, đây chính là cách tốt nhất.
“Đức năng thắng số”, một người chỉ làm chuyện tốt, không làm điều xấu sẽ có thể chuyển biến nhân quả. Nhân quả chuyển biến, bệnh sẽ tự khỏi, tuổi thọ sẽ dài hơn, sức khỏe sẽ tốt lên mà gia đình sẽ an định.
Tại sao không giàu lên được? Tại sao mãi cứ nghèo? Nguyên nhân Phật đã từng nói cho biết, là do đã từng trộm cắp, lòng tham quá lớn.
Ăn năn! Đây là cách tốt nhất. Sau đó hãy đi bố thí, bố thí không có nghĩa phải mang nhiều thứ hoặc tốn nhiều tiền, mà nên bố thí mọi nơi mọi lúc.
Giúp đỡ người khó khăn, chia sẻ đồ ăn cho động vật. Tại sao không làm? Không có thứ gì khác vậy thì hãy thường xuyên giúp đỡ mọi người bằng việc nhỏ, chỉ là dắt cụ già qua đường, nhặt giúp đồ bị rơi… Ấy cũng là một loại bố thí.
Với những lý do trên, chúng ta không cần đi xem bói, đoán mệnh nữa, đừng làm việc vô ích. Hãy tin vào Phật Pháp, hãy làm theo thuyết nhân quả, hãy hành theo chuẩn mực đạo đức tối căn bản Chân Thiện Nhẫn, mọi thứ sẽ tự trở lên tốt đẹp.
Theo Min/Khỏe & Đẹp