1. Người mà thất bại ắt bởi an nhàn
Cổ nhân dạy: "yến an chậm độc, bất khả hoài dã", có nghĩa là ham muốn an nhàn, hưởng lạc chẳng khác nào uống rượu độc tự sát. Có thể nói chính là một loại mâu thuẫn.
Bởi hầu hết mọi người đều khao khát theo đuổi sự nhan hạ. Nhưng lại không hề hiểu rằng an nhàn quá lâu có thể khiến con người ta dễ tha hóa, biến chất. Còn gian nan mang đến cho ta mệt mỏi, đau khổ. Cho nên con người từ u sầu, khốn khổ mà rèn luyện bản thân chứ không nên chìm đắm trong an vui sinh ra lười nhác.
|
Ảnh minh họa. |
2. Nhà mà bại vong tất do xa xỉ
Khắc tinh của thói xa xỉ chính là đức tính tiết kiệm không tiêu hoang phí. Đời người nhờ vào an tĩnh mà tư dưỡng còn phẩm đức thì dựa vào tác phong cần kiệm rèn giũa mới thành.
Thi nhân Lý Thương Ẩn từng có câu thơ viết rằng: "Thành do cần kiệm, bại do xa". Đại ý là gia tộc hưng vượng là nhờ vào cần kiệm, gia tộc sa sút thì ắt do xa xỉ mà thành.
3. Khiến người đời chê ghét hẳn do kiêu ngạo
Kiêu ngạo, tự mãn chính là nguyên nhân của mọi sự mất mát, tổn thất, người kiêu ngạo sẽ đánh mất sự cầu tiến của bản thân mình. Con người kiêu ngạo luôn mặc một cái bệnh đó chính là tự cho mình cái quyền đứng trên người khác. Thậm chí còn hất hàm sai khiến người khác. Từ cổ chí kim, cổ nhân dạy không một ai thích thú hay muốn sống, làm việc với ngời kiêu ngạo.
Theo Truy Nguyệt/Khỏe & Đẹp