Góc nhìn vũ trụ qua lăng kính Phật giáo

Google News

Khám phá vũ trụ thực sự là giấc mơ nghìn năm của nhân loại và hành trình này thực hiện giấc mơ đã cuốn hút tim óc vô số nhân tài Đông – Tây. 
 

Khám phá vũ trụ thực sự là giấc mơ nghìn năm của nhân loại và hành trình này thực hiện giấc mơ đã cuốn hút tim óc vô số nhân tài Đông – Tây, biết bao nhiêu nhà bác học thiên tài đã vắt kiệt sức mình cho những bước đi gian khó mô tả vũ trụ, chinh phục và ứng dụng thành tựu nghiên cứu vũ trụ phục vụ nhân sinh.
Người nguyên thủy, và ngay cả bây giờ, ở những sắc dân lạc hậu nhất tồn tại ở nhiều nơi trên địa cầu, nhận thức về vũ trụ rất sai lệch, chính xác là chưa biết gì.
Goc nhin vu tru qua lang kinh Phat giao
 Ảnh minh họa. 
Bao nhiêu tín ngưỡng thô sơ là bấy nhiêu nhận thức sai về vũ trụ và lợi dụng sự vô minh, huyền bí ấy để “hành đạo”.
Văn học cổ tồn tại nhan nhản “thần” mặt trời, mặt trăng... và ngoài văn học, chúng tồn tại ngay trong “kinh điển” của các tín ngưỡng thần bí ở mọi nơi, ngay cả đến bây giờ.
Việt Nam tồn tại rất nhiều văn chương thành văn và truyền miệng về vấn đề này ngay cho đến thời...Hàn Mạc Tử! Mặt trăng trong nhận thức của dân gian thời cổ và trong mắt các nhà thơ đương thời có chị Hằng chú Cuội, sông ngân lãng mạn, thu hút không biết bao nhiêu tưởng tượng của nhân gian cho đến khi phi thuyền Apolo của Hoa Kỳ hạ cánh xuống bề mặt ngổn ngang đen xì của hành tinh này và khoa học khám phá ánh sáng “của mặt trăng” thực ra là phản chiếu ánh sáng mặt trời! Trên quê hương chị hằng không có sự sống, cỏ cây và nước tất nhiên hoàn toàn không.
Tương tự, hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ nhiều vô số: sấm sét, thiên thạch, sao băng... được khám phá, giải thích cặn kẽ như chuyện ở sau nhà ta vậy, thế là hết!
Những quốc gia tiên tiến nhất đã giành những ngân khoản kếch sù với đơn vị tính tỉ đô để thực hiện lộ trình chinh phục những hành tinh xa xôi, làm công việc tương tự như phi thuyền Apolo đã làm với những hành tinh xa nhất của hệ mặt trời, hệ thống kính viễn vọng hiện đại dường như, theo một cách nói, nghe được hơi thở vũ trụ và sự dịch chuyển những mảnh vỡ nhỏ nhất trong không gian...
Đó là chuyên bây giờ, khi công phu nghiên cứu vũ trụ đã hái được những lứa quả ngọt, khi vật dụng liên lạc phổ biến nhất là con dế di động đã ứng dụng hoạt động của vệ tinh để định vị, còn trước đấy - thời đức Phật thành đạo?
Phật đã thấy gì và nói như thế nào qua ngôn ngữ của Ngài?
Phật đã thấy nhiều hơn người ta nghĩ, vì Phật là bậc Giác Ngộ. Những vụ nổ vũ trụ, những vụ nổ trên mặt trời, sự va đụng và vụn vỡ, tuổi thọ của hệ hành tinh và hành tinh, chu kỳ xuất hiện những hiện tượng vũ trụ...tất tất là minh chứng gói gọn trong chữ VÔ THƯỜNG.
Vũ trụ mênh mông những có trật tự của nó, những qui luật mà đức Phật nhìn thấy không chỉ chi phối nhân sinh trên địa cầu, mà, toàn khắp hết thảy.
Trong vũ trụ có các CÕI hay không? Sự tồn tại trật tự do lực hấp dẫn của các hệ hành tinh và vệ tinh xung quanh hành tinh như mặt trăng và trái đất có thể hiểu theo chữ DUYÊN tan và hợp.
Chính cái nhìn chân xác và chăm chú vào vũ trụ qua các thành tựu nghiên cứu vũ trụ học là cách ngộ lời Phật nhiều nhất, theo tôi và chắc là nhiều người. Điều này, thật thú vị, khiến nhà bác học nghiên cứu thiên văn gốc Việt, Nguyễn Quang Riệu ở nước Pháp đã thốt lên khi tìm ra điểm “gặp nhau” giữa khoa học và kinh điển Phật giáo trong vũ trụ, chính xác là trong cố gắng nhận thức thức vũ trụ.
Nói như thế cũng không thỏa, một cách nói, chính các nhà khoa học đã đồ lên nét vẽ của Phật, và công lao “đồ” ấy đã là vĩ đại, đáng tôn thờ, những nhà khoa học ấy – nói theo nhà Phật - có đại nhân duyên, căn cơ cao.
Nhất lý minh, vạn lý thông. Bạn hiểu thật rõ cấu trúc và cơ chế hoạt động của tế bào trong cơ thể người, những liệu pháp kỹ thuật có thể can thiệp vào đấy, là bạn đã hiểu nhiều hơn “tế bào”, thậm chí rất nhiều về sự sống con người và cơ thể người, thậm chí còn hơn thế. Bạn quán sự vô thường trong xã hội xung quanh mình, với chính mình, bạn đã thấy sự vô thường của vũ trụ diễn ra với các hành tinh vời vợi trên cao sâu kia... Phật pháp nhiệm mầu là vậy. Phật nói đến điều này, những bạn hãy hiểu nhiều hơn, nhiều hơn vẫn chưa hết ý Người, trừ khi bạn sẽ trở nên giác ngộ.
Và như thế, có thể nói gì, khoa học vũ trụ đã được tiến hành từ rất lâu so với cách tính toán của nhiều người, khoa học ấy hình thành dưới cội Bồ Đề bên xứ Ấn Độ cổ đại.
Theo Nguyễn Thành Công/Phật giáo Việt Nam