Hạnh phúc người Phật tử

Google News

Lịch sử Phật giáo đã cho thấy, nếu người dân trên đất nước nào có niềm tin và sống theo lời Phật dạy, thì người dân trên đất nước đó có đời sống tinh thần phong phú...

Nên cố gắng làm lành lánh dữ, tích đức tùng thiện, chung sống với nhau hòa bình và an ổn, luôn nhiệt tình giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn bế tắc trong cuộc sống. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, chiến tranh hay loạn lạc, thì người dân sẵn sàng xả thân hy sinh vì đất nước, vì lợi ích cho số đông.

Từ khi nhân loại trên hành tinh xanh này bước vào thế kỷ hai mươi mốt, là bước vào một giai đoạn lịch sử mới với biết bao sự biến thiên, thay đổi không ngừng của toàn xã hội. Nhìn chung, đời sống vật chất và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao đáng kể, nhưng đời sống tinh thần dường như lại không được như vậy. Xã hội hôm nay có nhiều vấn đề vô cùng phức tạp mà nhân loại cần phải nỗ lực và hợp tác chặt chẽ với nhau trong tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi và trí tuệ thật sâu sắc như lời Phật dạy, mới mong giải quyết được những vấn đề nan giải mà hiện nay nhân loại trên toàn thế giới phải gánh chịu.

Vấn đề đầu tiên bài viết này muốn nói đến là, hiện nay các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của người dân các Châu lục nói chung và người dân Á đông nói riêng, đang ngày càng bị xói mòn và mai một dần. Từ đó dẫn đến lối sống tha hóa, đạo đức bị xuống cấp trầm trọng, và đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nền tảng hạnh phúc gia đình trong xã hội hiện nay có nguy cơ ngày càng đi xuống, nhất là những người trẻ tuổi. Vì không có điều kiện tiếp thụ những giá trị đạo đức tốt đẹp lâu đời của Phật giáo, nên tự thân người bạn trẻ hôm nay thiếu đi sức đề kháng đối với sự xâm nhập và tác hại mạnh mẽ của các loại văn hóa phẩm độc hại, đồng thời cũng bị ảnh hưởng không tốt bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, khiến cho tâm trí ít khi được định tĩnh và không còn trong sáng, mà ngược lại, chạy theo đời sống hưởng thụ vật chất và bị cuốn hút bởi nền văn hóa ngoại lai, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, xem nhẹ đời sống tinh thần và các giá trị đạo đức mang tính tâm linh. Theo thống kê hiện nay của những nhà xã hội học, thì các nước đang trên đà phát triển nhanh ở Châu Á nói chung, đặc biệt là Trung Quốc nói riêng, có đến hơn 40 % các cuộc hôn nhân của các bạn trẻ đã sớm bị tan vỡ, ly dị hoặc ly thân với nhau vì cuộc sống lứa đôi không hạnh phúc, không thể cảm thông với nhau cũng như không tìm được tiếng nói chung trong đời sống gia đình.

 

Ai cũng biết, khi hạnh phúc gia đình tan vỡ sẽ dẫn đến các di chứng thật lâu dài và mạnh mẽ cho những người trong cuộc, đặc biệt là những đứa trẻ vô tội phải chịu đựng một cuộc sống xa cách, thiếu tình thương chủa Cha hoặc Mẹ, đó là chưa nói đến các cuộc hôn nhân kế tiếp, chắc chắn sẽ nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn chúng ta thường nghĩ chẳng hạn như chuyện người Mẹ ghẻ thường không thương yêu và phân biệt đối sử với con chồng v.v... những điều đó chắc chắn sẽ có sự ảnh hưởng xấu không nhỏ đối với sự phát triển toàn diện cho đứa trẻ về sau, điều đó sẽ hoàn toàn không tốt cho tương lai nhân loại, vì “tuổi trẻ hôm nay là thế giới ngày mai”.

Các vấn đề tiếp theo là sự thay đổi vô cùng phức tạp của thời tiết, khí hậu, làm môi trường sống của chúng ta ngày càng xấu đi thấy rõ. Nhân loại đang sống trên hành tinh xanh này, hầu như ngày nào cũng phải gánh chịu sựï tác hại không nhỏ của thiên tai như : núi lửa, động đất, bão lụt, sống thần, dịch bệnh, đói nghèo, vv… và một số các vấn đề nan giải khác do con người trực tiếp gây ra như : chiến tranh xâm lược, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo v.v… vẫn hàng ngày diễn ra triền miên không dứt. Cụ thể là hiện nay người dân các nước thuộc vùng Trung đông theo tín ngưỡng Hồi giáo như : Irag, Iran, Iserian, Palestin, Afganikstan v.v… hiện vẫn phải chịu cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn vô cùng thảm khốc. Cũng vì sự mê muội, lòng sân hận, tham lam và chấp ngã gớm ghê của con người, nên đã gây ra bao cảnh chết chóc, tang thương, mà quên rằng nhân loại chúng ta, dù là người da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ, dù là người theo bất cứ Tôn giáo nào, hay sống trên bất cứ châu lục nào, cũng đều có dòng máu cùng đỏ, giọt nước mắt cùng mặn và đều có những nỗi khổ niềm đau phải gánh chịu như nhau.

Bởi vậy, khi đức Phật còn tại thế, với trí tuệ hiểu biết siêu phàm và lòng từ bi thương tưởng chúng sanh vô hạn, Ngài đã chỉ dạy những người đệ tử của mình rằng: “hãy xem nỗi khổ niềm đau của người khác như chính là niềm đau nỗi khổ của chính mình”. Cuộc đời con người vốn đã có quá nhiều nỗi khổ như thế, tại sao chúng ta không nhìn thấy? Chúng ta không cùng nhau sớt khổ, chia vui mà lại làm cho cuộc đời càng thêm lắm điều phức tạp.

Lời dạy của đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã hiện hữu trên cuộc đời này trãi qua hơn hai mươi lăm thế kỷ nhưng không bao giờ lỗi thời hay mất đi giá trị thực tiễn của một nền triết lý vững vàng, nguy nga và bác học. Đến hôm nay giáo pháp Phật đà hầu như đã được lan truyền rộng khắp trên toàn thế giới, chỉ còn một số quốc gia xem tín ngưỡng Hồi giáo là quốc giáo, thì dường như Phật giáo không có cơ may tồn tại và phát triển trên những vùng đất đó, và đó cũng là một thiệt thòi rất lớn cho những người đã được sinh ra và lớn lên trên trái đất này nhưng lại không được hiểu biết tí gì về Phật giáo, một tôn giáo lớn có lịch sử lâu đời, chắc chắn phù hợp và luôn đồng hành cùng quá trình tiến hóa của nhân loại.

Lịch sử Phật giáo đã cho thấy, nếu người dân trên đất nước nào có niềm tin và sống theo lời Phật dạy, thì người dân trên đất nước đó có đời sống tinh thần phong phú, có niềm tin sâu sắc vào quy luật nhân quả, luân hồi và nghiệp báo v.v… nên cố gắng làm lành lánh dữ, tích đức tùng thiện, chung sống với nhau hòa bình và an ổn, luôn nhiệt tình giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn bế tắc trong cuộc sống. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, chiến tranh hay loạn lạc, thì người dân sẵn sàng xả thân hy sinh vì đất nước, vì lợi ích cho số đông.

Vì sao Phật giáo lại làm được như thế ?

  Bởi vì Phật giáo đã dạy cho người Phật tử một quan niệm sống cao đẹp và thánh thiện với tâm hồn hướng thượng không ngừng, sống trong giới luật và thực hành đúng theo tám lời khuyên quý báu của Đức Phật, hay còn được gọi là tám thánh đạo:

1.       Chánh kiến: là sự nhìn thấy đúng đắn về bản chất của tất cả các sự vật hiện tượng đang hiện hữu như chính nó đang là.

2.       Chánh tư duy: Sự nhìn thấy đúng đắn từ chánh kiến đưa người Phật tử đến sự suy nghĩ đúng, từ sự nhìn thấy đúng và suy nghĩ đúng sẽ dẫn đến sự hiểu biết đúng, từ sự hiểu biết đúng sẽ giúp cho người Phật tử có cuộc sống đúng.

Theo lời Phật dạy, để có một đời sống đúng đắn và tốt đẹp cho mình, cộng đồng và xã hội, người Phật tử cần phải có:

3.       Chánh ngữ: tức là lời nói chân thật và thương yêu, có lợi cho mình và tất cả mọi người, không gây chia rẽ và đau khổ cho nhau.

4.       Chánh nghiệp: Là nghề nghiệp, việc làm của mỗi người phải l??ng thiện, đúng lẽ phải, không phạm pháp, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với l??ng tâm.

5.       Chánh mạng: vì lòng từ bi vô hạn nên người Phật tử phải quý sinh mạng chúng sanh như sinh mạng của mình, nên không được sát sanh hại vật, lấy máu thịt các loài động vật cấp thấp để nuôi sống huyễn thân. làm như thế sẽ tạo thêm ác nghiệp, nghiệp ác sẽ theo nhau lưu chuyển không ngừng, làm cho oán thù ngày càng chồng chất không làm sao xóa bỏ được.

6.       Chánh tinh tấn: muốn thực hành theo lời Phật dạy một cách có hiệu quả, người Phật tử phải nổ lực tinh tấn không ngừng mới mong đạt được kết quả tốt đẹp.

7.       Chánh Niệm: là luôn nhớ và nghĩ đến những điều hay lẽ phải được xem là đúng đắn và cố gắng sống sao cho phù hợp với những gì đã nghĩ.

8.       Chánh Định: là tập trung tư tưởng để tư duy, quán chiếu thật sâu sắc về một vấn đề mà bản thân chưa thật sự hiểu biết rõ ràng, nhằm có được một cách nhìn tổng thể, một ý nghĩ chân thực, một quan điểm khách quan và phù hợp với chân lý.

Khi người Phật tử nhớ nghĩ, quán chiếu và thực hành thuần thục các thiện pháp như lời Phật đã dạy, điều chắc chắn là trí tuệ sẽ được phát sinh, bao nhiêu mê lầm và ngộ nhận sẽ dần được phá sạch. Từ đó, người Phật tử có cái nhìn đúng, hiểu đúng và sống đúng nên không dễ bị rơi vào cực đoan, ấu trĩ với những quan điểm, suy nghĩ sai lầm

Tám lời khuyên trên đã hình thành và xây dựng cho người con Phật một con đường bát chánh vô cùng lợi ích, không chỉ như vậy, tám thánh đạo còn được ví như tám trụ cột vững vàng xây dựng nên tòa nhà Phật pháp nguy nga lộng lẫy với sự hiểu biết trí tuệ cùng lòng từ bi thương yêu sâu sắc nhất. Như tám nấc thang cao thượng đưa người lữ khách lên chiếc xe chánh pháp nhiệm mầu, quay về nơi xứ sở an lành thảnh thơi, để được ung dung và tự tại sau bao năm tháng ly hương, tha phương cầu thực nơi đất khách quê người, đồng thời bỏ lại sau lưng những kiến chấp không đúng, những khái niệm, những phân biệt sai lầm mà xưa nay đã từng ngộ nhận.

Đứng trước hiện trạng xã hội phức tạp như thế, người con Phật chúng ta nên áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống hiện thực, phải tuân giữ nhừng điều giới cấm mà người Phật tử cần thiết phải giữ gìn mới mong đạt được sự an lạc, hạnh phúc chân thật cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, đồng thời cũng phải chia sẽ niềm hạnh phúc, an lạc của người Phật tử đã từng trải nghiệm, tu tập mà có được cho tất cả mọi người, làm sao cho họ thấy được những lợi ích thực tiễn khi tin và sống đúng theo lời Phật dạy. Như thế, sẽ phần nào xoa dịu được những nỗi khổ niềm đau của nhân loại, xây dựng và bảo vệ nền hòa bình thế giới, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, bài trừ các hủ tục mê tín, phủ nhận tất cả những quan điểm tín ngưỡng cực đoan. Nỗ lực phát triển toàn diện đời sống về vật chất lẫn tinh thần. Đó chính là những việc làm tốt đẹp, thiết thực và hiệu quả nhất của những người con Phật, góp phần làm cho hành tinh xanh thân yêu chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

Theo Daophatngaynay.com