Thông thường người ta cho rằng từ nhỏ mình đã quen với cách nghĩ, cách làm của mình, vì vậy cho rằng mọi việc không có sao đâu, chớ đâu biết rằng cả người mình đây đều là thói xấu.
Một hôm, có hai đệ tử đến tìm tôi nhờ phân xử, hai bên đều tự cho rằng mình đúng, nếu như không đúng thì không xảy ra xung đột, chính vì cả hai đều cảm thấy mình đúng cho nên mỗi bên đều chấp ý kiến của mình. Họ hỏi tôi rốt cuộc ai đúng? Thật ra cả hai đều đúng, mà đúng theo kiểu ông nói ông đúng, bà nói bà đúng, có đúng cũng không rõ được.
|
Ảnh minh họa. |
Tôi nói:
Có trí tuệ không khởi phiền não. Hai chú do không có trí tuệ nên mới gây tranh cãi, vậy thì còn nói lý làm gì nữa! hai chú đừng có nói đến lý lẽ mà hãy dùng trí tuệ!
Tại sao không nói đến lý lẽ? vì thời đại, hoàn cảnh, thân phận khác nhau cho nên có tiêu chuẩn khác nhau. Nếu chỉ nói đến cái lý của mình mà bỏ mặc cái lý của người khác. Đó không phải là cái lý “Đi khắp thiên hạ” mà là “ngang cùng thiên hạ”
Khi đối diện với vấn đề phải dùng từ bi, dùng trí tuệ, chớ không phải dùng tình cảm, dùng lý lẽ. Nếu không như thế thì sẽ cứ mãi bị tập khí lôi kéo dẫn dắt, mà bản thân lại còn cho mình là đủ lý nói thẳng.
Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Thích Minh Kiết
Theo Phật giáo Việt Nam