Câu chuyện kẻ trộm xâu chuỗi Phật tổ
Có một ngôi chùa nọ thờ phụng một chuỗi hạt Phật Tổ từng đeo. Thế nhưng, chuỗi hạt nằm ở đâu chỉ có thầy trụ trì và 7 đệ tử thân cận được biết. Các học trò đều thông minh lanh lợi, ngộ tính cao, nên trụ trì phân vân không biết phải chọn ai là người kế nghiệm. Đột nhiên một ngày, chuỗi hạt quý biến mất.
|
Ảnh minh họa. |
Trụ trì bèn gọi 7 đệ tử lại nói: “Một trong số các ngươi đã lấy chuỗi hạt quý. Chỉ cần trả về vị trí cũ, Phật Tổ sẽ không trách tội.” Thế nhưng, không ai nhận. Sau đó trụ chỉ bảo, nếu chịu nhận lỗi, chuỗi hạt sẽ thuộc về người đó. Tuy nhiên, tất thảy vẫn im lặng.
Cuối cùng, trụ trì thất vọng phán: “Ngày mai các người hãy rời khỏi chùa xuống núi hết đi, riêng kẻ đã lấy chuỗi hạt, ta cho phép ở lại đây.” Hôm sau, có 6 người rời đi. Duy chỉ một người ở lại. Trù trì hỏi: “Chuỗi hạt đâu?” Đệ tử đáp: “Con không lấy.” Chụ trì ngạc nhiên: “Vậy tại sao chịu mang lấy tiếng trộm cắp?” Đệ tử giải thích: “Các huynh đệ mấy nay đều vì nghi ngờ mà sinh cãi vã. Nếu có người đứng ra, mọi chuyện mới bình an được.”
Trụ trì mỉm cười. lấy chuỗi hạt từ tay áo mình ra, đeo vào tay người đệ tử: “Chuỗi hạt tuy mất, nhưng Phật vẫn còn đây.”
Thiệt – hơn, sai – đúng, đôi khi là vô nghĩa lý
Ta thường nghĩ, sống ở đời, càng nhận được nhiều lợi lộc là tốt. Còn cắn răng chịu thiết, ăn nằm với đắng cay là đớn hèn, ngu si. Thế nhưng, cổ nhân lại có một câu nói rằng: “Chỉ có mệt thì ăn cơm mới ngon, chịu thiệt chính là phúc”. Cuộc sống, không phải ai nhận được nhiều lợi lộc sẽ cả đời viên mãn. Còn người chịu vất vả, làm nhiều chẳng được hưởng bao nhiêu, hậu vận sẽ bần hàn.
Trong cuộc sống, không phải chuyện gì cũng phải rõ ràng, cốt lõi của đạo làm người, khiến phúc đức hưng thịnh chính là: có thể gánh vác, có thể hành động, có thể hóa giải, có thể sắp xếp, có thể thay đổi, nghĩ về mình, càng phải nghĩ cho người khác. Người chịu thiệt là người có phẩm hạnh đạo đức cao thượng, được thần phật độ trì, vận số sẽ được hanh thông.
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp