1.
Sử Trung Quốc kể lại, hời niên thiếu, Dương Tu là người có tài năng. Sau khi ông đầu quân cho Tào Tháo, nhiều lần đóng góp những kế hay, được Tào Tháo vô cùng xem trọng. Thế nhưng, Dương Tu lại cậy mình đoán được ý nghĩ của Tào Tháo nên thường không biết giữ mồm giữ miệng.
Một lần Tái Bắc tiến cống một hộp bánh điểm tâm xốp giòn, Tào Tháo viết ở phía trên là: Nhất hợp tô. Dương Tu xem xong, liền cầm chiếc hộp lên muốn phát đồ ăn cho mọi người, nhưng những người bên cạnh đều không dám nhận, Dương Tu nói: "Thừa tướng viết rằng mỗi người một miếng bánh điểm tâm, chính là để cho mọi người ăn đấy!"
Sau này, nhiều việc tương tư lặp lại, khiến Tào Tháo khó chịu vô cùng, cho rằng Dương Tu đã lạm quyền vượt quá giới hạn. Kết cục, chỉ vì không biết giữ cái miệng của mình, mà Dương Tu đã mất đi mạng sống.
2. Người càng phúc đức, nói càng ít
Đa ngôn tất bại, xưa nay họa phúc trên đời đều từ miệng mà ra. Người nói nhiều cũng giống như người mù đi trong đêm tối, đi càng lâu càng khó tránh được họa.
Mặc Tử dạy: “Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động, mọi người đều thức dậy sớm. Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra hợp thời cơ mới có tác dụng thôi”.
Vốn dĩ, tm lặng là vàng. Ít lời là tấm áo đẹp nhất, cũng là cảnh giới cao nhất của việc tu dưỡng.
Theo PV/ Khoevadep