Quan niệm của đạo Phật, tà kiến là sự hiểu biết sai lầm hay nhận thức điên đảo về sự thật cuộc đời, nghĩa là bản chất cuộc đời là khổ mà cho là lạc, vô thường thì nghĩ là thường hằng, vô ngã lại xem là hữu ngã. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ của mọi đau khổ và sai lầm.
Trong cuộc sống đời thường, tà kiến biểu thị sự mê mờ về nhân quả, không nhận rõ về lật nhân quả hay không tin diễn tiến nhân quả của các ác hành vi thiện ác. Tất nhiên, một thái độ hiểu biết sai ầm như vậy sẽ có tác dụng dung túng bản năng xấu ác và gợi mở dục vọng bên trong con người.
Tà kiến biểu thị sự mê mờ, không nhận rõ về luật nhân quả hay không tin diễn tiến nhân quả của các các hành vi thiện ác. Đây được xem là một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến tâm hồn và cuộc sống của bạn rơi vào vực thẳm, ngụp lặn trong những nguy hiểm, đứng trước nhiều muộn phiền. Dưới đây là 5 nguy hiểm cùng cực khi rơi vào tà kiến.
|
Ảnh minh họa. |
Dễ dàng bị cuốn vào các hành động tà đạo một cách vô thức
Từ những quan niệm sai lầm, người có lối suy nghĩ tà kiến rất dễ bị cuốn vào những hành động tà đạo. Bởi vốn dĩ trong thâm tâm họ lúc này, không còn tồn tại ranh giới thiện – ác, mất đi tư tưởng về nhân – quả, không tin vào duyên nghiệp, các lý thuyết đúng đắn về cõi nhân sinh con người. Từ đó, dẫn đến những hành động đậm chất tà đạo, trở thành những thành phần sai lầm, lạc lối trong xã hội.
Tà kiến là căn nguyên của mọi đau khổ
Ác nghiệp thứ mười là tà kiến, đây là nghiệp xấu tệ hại nhất, và được xem là căn nguyên của mọi đau khổ. Từ suy nghĩ mê lầm, người ta rất dễ rơi vào tâm lý lệch lạc, sinh ra tham, sân, si… Và từ trạng thái tâm lý thiên về tiêu cực, người ta lại rất dễ dàng rơi vào ác nghiệp, gây ra những tội ác, đau khổ.
Mất đi sự quán chiếu trước cuộc sống
Khi rơi vào tà kiến, cũng là lúc mất đi chính kiến cần thiết, quan niệm về nhân – quả, quá khứ, hiện tại, tương lại biến mất. Cuộc sống vì thế mất đi sự quán chiếu cần thiết, việc nhìn nhận mọi việc mang đậm tính tiêu cực.
Mất đi quán chiếu trước cuộc sống, cũng là khi bạn rất dễ dàng định nghĩa, phán xét, quy chụp mọi việc, hành động hàng ngày. Vốn dĩ trong cuộc đời này, người ta rất dễ mắc phải sai lầm khi quá tin tưởng vào những điều mình nhìn thấy. Do vậy, đánh giá, nhìn nhận sự việc quá nhanh, đưa ra những phán xét quá vội vàng, người rơi vào tà kiến rất dễ mắc phải những sai lầm trong tâm hồn. Một khi rơi vào phá kiến, đánh mất sự quán chiếu cần thiết trong cuộc sống, niềm tin về những thứ xung quanh vơi dần, sự sáng suốt nên thuyên giảm, cảm giác ma mị tràn ngập. Người rơi vào tà kiến, gần như dễ dàng biến thành một cá thể cô độc, khi gần như không có sự tin tưởng cần thiết bằng cái tâm chân thành với những người xung quanh.
Mất đi những mục đích chân chính trong cuộc đời
Tà kiến là một nhánh của tà đạo. Người có suy nghĩ tà kiến có những quan niệm lệch lạc, tâm sai lầm, nhận diện hiện tượng, sự việc xa rời bản chất thực sự của chúng. Đặc tính của tà kiến, là biến những con người chính kiến, trở thành một thành phần của tà đạo. Những mục đích chân chính trong cuộc đời dần mất đi, chiếm ngự là những ý niệm tà chính, hành động sai quấy, tư tưởng lệch lạc.
Nghiệp tràn nghiệp
Theo đức Phật, con người không thể chấm dứt Nghiệp nếu không phải nhận lại những hậu quả. Mà người rơi vào tà kiến, vốn dĩ đã bị mất dần quan niệm về nhân – quả, Nghiệp trong đời. Do vậy, những sai lầm, hành vi sai quấy cứ tiếp tục tràn lên nhau, tạo thành một khối Nghiệp cực kì lớn, đeo bám lấy họ và đến một khoảnh khắc nào đó ắt phải trả giá, nhận hậu quả. Đã là con người, ai cũng trải qua một vòng luân hồi, gieo những hành động xấu ác thì phải thọ nhận quả báo. Một người khi rơi vào tà kiến, nghiệp nối nghiệp, vì vậy, việc bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục là điều khó tránh khỏi.
Theo Khỏe & Đẹp