Những bức ảnh giá trị về Phật giáo Mật tông

Google News

Những bức ảnh giá trị với chủ đề xuyên suốt là Mật tông đang được triển lãm tại Pháp và Nhật Bản.

(Kienthuc.net.vn) - Những bức ảnh giá trị với chủ đề xuyên suốt là Mật tông đang được triển lãm tại Pháp và Nhật Bản.

Benoy K. Behl - một nhiếp ảnh gia, một nhà nghiên cứu nghệ thuật và cũng là nhà sản xuất phim. Trong suốt 34 năm, ông đã đi qua 19 nước, vùng lãnh thổ châu Á để tạo nên 35.000 bức ảnh về di sản nghệ thuật, đền đài và thực hiện trên 100 bộ phim tài liệu lịch sử nghệ thuật.

Ông tổ chức những buổi triển lãm về Phật giáo tại London, Washington, Tokyo, Leh, New Delhi, viện Phật giáo quốc tế ở Varanasi đầu năm nay. Hiện những bức ảnh giá trị với chủ đề xuyên suốt là Mật tông đang được triển lãm tại Pháp và Nhật Bản.

Benoy K. Behl đã ghi lại hình ảnh những kiến trúc độc đáo tuyệt đẹp được sinh ra từ trái tim từ bi của Phật giáo xuyên qua dãy Himalaya hùng vĩ, nối liền Tây Tạng và Ấn Độ.

Hy Mã Lạp Sơn là vùng đất linh thiêng mà khi nhắc đến, ai cũng nghĩ về những vị Lạt Ma cùng thuyết tái sinh và Mật Tông huyền bí.

Mật Tông hay còn gọi là Kim Cương Thừa, được sinh ra trong những thế kỷ tìm kiếm trí tuệ siêu việt tại các trường đại học lớn của miền đông Ấn Độ và Kashmir.

Người ta tin vào biểu tượng sự rắn chắc không thể phá vỡ của một viên kim cương cũng như hình ảnh cương quyết của một tia sét rạch ngang bầu trời.

Từ đó Kim Cương Thừa như một ước mong xua tan bức màn vô minh và giải thoát con người.

 Bức tượng Phật Di Lặc (vị Phật trong tương lai) được tạc trên ngọn núi Kartse, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 7. Đây là bức tượng khổng lồ được tìm thấy sớm nhất ở động Kanheri và Ajanta vào thế kỷ 5 - 6. Tạc những bức tượng đá là một truyền thống phổ biến ở vùng đất Hy Mã Lạp Sơn này.

 Bức điêu khắc Phật Di Lặc cao khoảng 9m và mang đậm dấu ấn nghệ thuật, là một trong vô số tác phẩm của những nghệ nhân người Kashmir.

Thời cổ đại, Zanskar là một trung tâm phát triển của Phật giáo. Bức điêu khắc trên một tảng đá lớn bên cạnh sông Lungnak tượng trưng phong cách nghệ thuật Kashmir.

Tu viện PHUGTAL được Lotsawa thành lập vào thế kỷ 11, 12 ở Zanskar - một vùng thung lũng tuyệt đẹp. Để đến được đây là hành trình 2 ngày trên lưng ngựa, băng qua những ngọn núi cheo leo hùng vĩ. 

Ngôi chùa Sumtsek cao ba tầng mang đậm dấu ấn kiến trúc Kashmir vào thế kỷ 12, tọa lạc trong quần thể Alchi. 

Trong đền chính, tôn kính Đức Phật Vairochana (Tỳ Lô Giá Na hay Đại Như Lai Phật), người soi sáng cùng khắp, xung quanh là những vị thần và hình ảnh vui tươi trang hoàng. 

 Tu viện Tabo nằm ở độ cao 3.307 m trong một ngôi làng cùng tên, được xây dựng vào đầu thế kỷ 11. Ngôi đền chính Tsuglakhang là lối kiến trúc Mandala với hình ảnh điêu khắc và tranh vẽ nhiều vị thần trong Mandala.

Thần Vajralasya được tạc vào thế kỷ 11, là vị thần có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và hai miệng nhằm răn dạy con người không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy.

Bức tượng Phật Di Lặc mạ vàng, cao 13,7m được chế tác vào khoảng giữa thế kỷ 16, 17 tại tự viện Basgo. Bức tượng tuyệt đẹp này đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ điêu khắc gia ở Ladakh.

Bức điêu khắc thần Vajraraksha tại đền Tabo vào thế kỷ 11. Trên các bức tường của đền chính, có rất nhiều hình ảnh những vị thần xung quanh chúng ta. Đây là vị thần hòa bình và đánh thức những điều tốt đẹp trong mỗi người. 

Mandala trên bức tường của đền Lhakhang Lotsawa, tu viện Nako, vào thế kỷ 12 với bán kính 15,2 cm. Bức tranh là sự pha trộn những cảm xúc vui sướng tinh tế. 

Bức tranh tại chùa Sumtsek, Alchi, thế kỷ 12 mang dấu ấn nghệ thuật Trung cổ đại diện cho lòng dũng cảm đối diện sự thiếu hiểu biết trong mỗi người.

 Bức tranh mô tả Hoàng tử người Kashmir cùng đoàn tùy tùng đi săn.

 

14.jpg
Một bức Mandala vào thế kỷ 11,12 tại làng Nako, nằm ở độ cao 3.656m, vùng thung lũng sông Spiti, mang đậm dấu ấn nghệ thuật Kashmir.

Vũ điệu của các Latma mang mặt nạ xua đuổi quỷ dữ, và xây dựng Phật giáo trên vùng Hy Mã Lạp Sơn.

Những điệu nhảy mang mặt nạ là một phần quan trọng trong thiền định . Các vị Lạt Ma thường tổ chức lễ hội kéo dài trong nhiều ngày trước sự kiện đánh thức vị thần đại diện cho sức sống trong mỗi người để đối mặt với sự thiếu hiểu biết được ví von là quỷ dữ.

Đức Liên Hoa Sanh từ Đại học Nalanda đã đi qua Ladakh, Lahaul-Spiti, Kinnaur, Tây Tạng và Arunachal Pradesh trong thế kỷ thứ 8 và truyền bá Phật giáo Kim Cương thừa ở khu vực này. Ông được tôn thờ khắp vùng Himalaya như Đức Phật thứ hai.

Tu Viện Rumtek nằm gần Gangtok, Sikkim, là một trung tâm quan trọng của giáo phái Kagyupa.

Bảo tháp GORSEN Chorten (tháp), huyện Tawang, bang Arunachal Pradesh, thế kỷ 16. Hình ảnh đôi mắt được vẽ trên tất cả bốn mặt bảo tháp tựa như ở Nepal và Bhutan, biểu trưng cho sự nhìn thấu vô minh.

 

Hương Giang (Theo BuddhistArtNews)

[links()]