Thứ nhất: nó đến từ khi con người được sinh ra (mang theo từ tiền kiếp). Thứ hai là do đời này hành thiện tích đức mà có, xét cho cùng, có thể thực sự thay đổi vận mệnh con người nằm ở hai chữ “nhân quả”.
Bởi vì, bất luận số mệnh là do trời định hay do hậu thiên hành thiện tích đức mà có, đều là từ “thiện nhân” mà thu được “thiện quả”. Loại “thiện nhân” này chính là làm việc thiện.
Ví dụ như: Từ bi cấm sát sinh đối với người cũng giống như ẩn ác dưỡng thiện, loại bỏ thị phi tranh đoạt, biết lượng thứ cho những lỗi lầm của người khác, tuyên dương thiện đức, kính trọng bề trên, yêu thương trẻ nhỏ, hiếu thuận người già, khoan dung bỏ qua sai sót, thương cảm với những người nghèo cô độc, phạm vi hành thiện quả thật quá rộng lớn, đâu đâu cũng là “phúc đến cửa nhà”
Nhiều người hễ nhắc đến hành thiện thì cho rằng: “đấy là những việc của người giàu”. Đây quả là nhận thức sai lầm lớn, họ cho rằng “làm việc thiện” tương đương với việc chi tiền. “Cần chi tiền” mới có thể “làm việc thiện”. Thực chất, “làm việc thiện” bao gồm phạm vi khá lớn, nó bao hàm cả việc “chi tiền” và những việc thiện “không cần chi tiền”.
Phát tâm từ bi không chỉ vì chính mình mà càng vì mọi người, vất vả làm việc, cố gắng chăm chỉ, tích ngày này qua tháng khác như vậy ắt sẽ có được thành quả to lớn.
|
Phúc khí của con người đến từ nhiều yếu tố. |
Vậy phải làm gì để có phúc khí?
Đừng than phiền, oán trách cuộc sống
Một người thường xuyên than phiền, phàn nàn rằng cuộc sống không công bằng, ông trời không có mắt…sẽ cảm thấy sống vô cùng ngột ngạt và mệt mỏi, phúc khí cũng đều bay đi mất.
Người ta thường mơ tưởng về những điều tốt đẹp ở một nơi rất xa, mà thường quên mất rằng chúng đang ở ngay bên cạnh mình và vui vẻ, khoái hoạt thật ra rất đơn giản, đừng suy nghĩ quá phức tạp!
Đừng ham muốn vật chất vô độ
Một người luôn theo đuổi những vật phẩm xa hoa, tiêu phí thoải mái, lòng tham không đáy phải biết rằng dục vọng của con người giống như một vùng biển không thể lấp đầy.
Người tham lam một khi đã chiếm được nhiều rồi nhưng lại vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Một người có lòng tham vô độ như vậy sẽ vĩnh viễn không tìm được một cách sống thích hợp với bản thân, người thân, bạn bè rồi cũng dần dần mà rời xa họ.
Đừng khuyết thiếu tình yêu thương đối với người khác
Một người khuyết thiếu tình yêu thương, quá ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân thì sẽ khó có thể bao dung người khác. Một khi đã không thể bao dung người khác thì sẽ thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi với những người xung quanh mình, cơ hội và phúc khí cũng không ở lại bên người này.
Đừng mải sống với quá khứ
Có nhiều người thường ôm giữ những chuyện trong quá khứ mà không thể thoát ra ngoài được. Họ không có suy nghĩ cho ngày mai, không biết ngày mai sẽ phải sống như thế nào.
Một người quá luyến tiếc những chuyện cũ của ngày hôm qua thì sẽ không nhìn thấy ánh sáng của ngày mai và họ sẽ không thể lĩnh hội được những điều tuyệt vời của ngày mai. Một khi chính bản thân đã không còn để tâm đến ngày mai thì những điều may mắn, tốt đẹp sao có thể đến bên họ được?
Đừng quên bồi dưỡng năng lực đối mặt với cuộc sống
Trong cuộc sống của mỗi người nhất định sẽ ít nhiều xảy ra những biến cố. Một khi biến cố xảy ra mà bạn không có cách ứng phó thì sẽ rất khó để vượt qua và xuất hiện những biến hóa
Cuộc sống cũng giống như một cái cây non, nếu có bệnh thì cần được chữa trị. Cũng giống như thế, trong gia đình, ngoài xã hội một khi xảy ra mâu thuẫn thì phải có cách xử lý, hóa giải những mâu thuẫn này để không làm tổn thương đến mỗi thành viên, đó mới là cách của một người có năng lực. Một người mang trong mình tâm oán trách cuộc sống thì sẽ không hiểu được cách để hóa giải những nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Đừng so sánh với cuộc sống của người khác
Trong xã hội phong phú vật chất này, có nhiều người thường tự cảm thấy cuộc sống của mình không tốt bằng của người khác. Họ luôn suy nghĩ và so sánh về chức vị, so sánh thu nhập, hoàn cảnh gia đình…rồi tự đau khổ vì ghen ghét, đố kỵ. Suy cho cùng, so sánh như vậy để làm gì, khi mà cuộc sống thì vẫn là của người khác, còn người bị tổn hại lại là bản thân mình?
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):
Theo Khỏe & Đẹp