"Phật giáo như các tôn giáo khác trên thế giới đều thuyết giảng về sự phát triển và phát huy đạo đức, tình yêu, lòng từ bi, khoan dung và sự hài lòng", Đức Dalai Lama cho biết trong thông điệp của mình.
"Khía cạnh độc đáo của Phật giáo ở chỗ nó là một khoa học liên quan đến tâm thức và cảm xúc, và có một tiềm năng đóng góp vào hạnh phúc nhân loại", Đức Dalai Lama nói thêm.
Với sự quan tâm ngày càng cao về truyền thống Phật giáo ở Ấn Độ, nhà lãnh đạo Phật giáo nói, "đã đến lúc Ấn Độ làm sống lại truyền thống cổ xưa này và kết hợp kiến thức của mình với giáo dục hiện đại vì sự tiến bộ của nhân loại".
|
Thông điệp của Đức Dalai Lama được trình chiếu qua video - Ảnh: Hoàng Độ.
|
* Một thông điệp khác cũng đến từ biểu tượng dân chủ của Miến Điện và là người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Bà nói rằng "thế giới đã tạo nên sự phát triển vật chất khổng lồ và trở nên rất gắn kết với nhau, nó cần hòa bình, tình yêu, lòng từ bi, khiêm tốn và sự hiểu biết nhiều hơn bao giờ hết".
Bà Suu Kyi cũng bày tỏ hy vọng rằng Hội nghị sẽ có một bước quan trọng trong việc thúc đẩy những giá trị để biến thế giới của chúng ta thành một nơi sống tốt hơn.
Được biết, hơn 250 đại biểu thuộc các tổ chức Phật giáo và các cơ quan tu viện từ châu Á và các nơi trên thế giới đang tham dự hội nghị.
Hội nghị này nhằm tạo ra một diễn đàn Phật giáo toàn cầu và giải quyết các vấn đề chung phải đối mặt với thế giới hiện đại. Các đại biểu sẽ tìm hiểu cách giải quyết các vấn đề phải đối mặt với Phật giáo trong thế giới hiện đại như bảo tồn truyền thống và thực hành, bình đẳng, sự tham gia xã hội và các vấn đề môi trường.
Hội nghị lần thứ nhất Liên minh Phật giáo Thế giới (IBC) được thành lập trong thời gian Hội nghị Phật giáo Toàn cầu lần đầu tiên tổ chức tại Delhi vào 11/2011.
Hơn 800 đại biểu và quan sát viên từ các tổ chức Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới tham dự hội nghị, trong đó có đoàn Phật giáo Việt Nam.
IBC hoạt động cho việc bảo tồn và phát huy di sản và các giá trị vì lợi ích của cộng đồng Phật giáo thế giới.
Theo Giác Ngộ