Vì sao người tập tu được gọi là chú tiểu?

Google News

Với người muốn xuất gia đều phải trải qua một khoảng thời gian tập tu. Thời điểm này những người này được gọi là các chú tiểu hay là điệu

 - Với người muốn xuất gia (đi tu - PV) trong Phật giáo đều phải trải qua một khoảng thời gian tập tu (được gọi là các chú tiểu hay là điệu). Những chú nhỏ tuổi khi xuống tóc thường được các thầy chừa lại 1 hay 3 chỏm tóc trên đầu. 
 
Quy định của Phật giáo các chú tiểu từ 7 đến 13 tuổi được gọi là Khu Ô Sa Di (hay còn gọi là Sa Di đuổi quạ). Nghĩa là tuổi còn nhỏ chưa thể làm những việc nặng nhọc hay quan trọng trong chùa.
 
Nhưng để các chú khỏi bị mang tiếng ngồi không mà ăn cơm bá tánh (những Phật tử đến cúng đồ ăn và tiền bạc cho quý thầy trong chùa - PV) nên các thầy trụ trì thường giao cho việc giữ gìn thóc lúa, làm việc nơi nhà nấu ăn, nơi ngồi thiền… cũng như xua đuổi chim quạ.
 
Từ 13 đến 19 tuổi được gọi là Ứng Pháp Sa Di. Nghĩa là tuổi này đã có thể làm được những việc như thờ thầy và các công việc khó nhọc. Ngoài ra những người ở tuổi này đã biết tu tập ngồi thiền, tụng kinh…
 
Riêng từ 20 tuổi đến 70 tuổi được gọi là Danh tự Sa Di. Nghĩa là tuổi đủ hai mươi đáng lẽ được thọ giới Cụ Túc (Tỳ Kheo trong Phật Giáo - PV), nhưng vì căn tính ám độn hoặc lớn tuổi mới xuất gia không thể gìn giữ nổi các giới cần tập tu một thời gian.
 
Về việc xuống tóc cho các chú tiểu thì ở Phật giáo Nam Tông không thấy để chóp. Còn ở hệ phái Khất Sĩ chỉ một số tịnh xá Ni có để chóp cho người mới vào tu còn đa phần thì không.
 
Riêng các chùa theo hệ phái Bắc Tông thì các chú tiểu chưa thọ Sa Di thường để từ 1 đến 3 chỏm tóc, có khi đã thọ Sa Di nhưng vẫn giữ chóp để tự nhắc nhở vẫn còn nhiều phiền não trong đời sống mà cố gắng tu tập.
 
Một số hình ảnh dễ thương của các chú tiểu trong chùa:
 
 Những chú tiểu mới vào chùa tập tu thời gian đầu vẫn chưa được cạo tóc
Những chú tiểu mới vào chùa tập tu thời gian đầu vẫn chưa được cạo tóc
 
Bái kiến sư phụ sau khi xuống tóc, chính thức tập tu
Bái kiến sư phụ sau khi xuống tóc, chính thức tập tu
Người đi trước dạy người đi sau về cách đánh chuông mõ
Người đi trước dạy người đi sau về cách đánh chuông mõ
Cùng thầy tập ngồi thiền
Cùng thầy tập ngồi thiền
Đánh chuông
Đánh chuông
 
 
Dù còn nhỏ nhưng các chú tiểu vẫn thực hiện nghi thức khất thức như thời đức Phật còn tại thế
Dù còn nhỏ nhưng các chú tiểu vẫn thực hiện nghi thức khất thức như thời đức Phật còn tại thế
 
Học chữ Hán
Học chữ Hán
 
Dù có những lúc phải học tập nghiêm ngặt nhưng cũng có lúc các chú tiểu cùng nhau vui chơi
Dù có những lúc phải học tập nghiêm ngặt nhưng cũng có lúc các chú tiểu cùng nhau vui chơi
Cùng nhau tắm rữa
Cùng nhau tắm
Tự lo cơm nước, không được cha mẹ làm giúp nữa
Tự lo cơm nước, không được cha mẹ làm giúp nữa
Cùng anh em huynh đệ nói về kinh nghiệm tu tập
Cùng anh em huynh đệ nói về kinh nghiệm tu tập
Và cũng có lúc ngồi thư giãn bên hồ nước trước chùa
Và cũng có lúc ngồi thư giãn bên hồ nước trước chùa
Dù có tu hành nghiêm ngặt nhưng ở các chú tiểu vẫn giữ một nét hồn nhiên dễ thương của tuổi thơ
Dù có tu hành nghiêm ngặt nhưng ở các chú tiểu vẫn giữ một nét hồn nhiên dễ thương của tuổi thơ
Hoài Lương (ảnh tổng hợp)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Minh Triết -

Minh Triết
<p>Muốn đọc thêm nữa mà chữ chẳng thấy đâu. Chỉ thấy 1 chùm ảnh thay thế cho cái phần "bí". Thì ra tác giả chỉ biết được bao nhiêu đó thôi. Vậy mà BBT vẫn đăng với cái tít chẳng ăn nhập gì. Thất vọng!</p>

Trần Năm -

Trần Năm
<p>Tựa bài chẳng liên quan gì đến nội dung? Chán quá!</p>

Ngo Anh Vu -

Ngo Anh Vu
<p>Rốt cuộc là "vì sao" thì chẳng thấy có chỗ nào trả lời cả, đúng là một kiểu giật tít, rõ là "tịt rất".</p>

Lam Khuê -

Lam Khuê
<p>Mình cũng đồng ý với ý kiến của Ngo Anh Vu. Bài này chủ yếu là thực hiện chùm ảnh về chú tiểu, chứ chưa lý giải được vì sao lại làm phải làm chú tiểu. Ở phía trên bài viết chỉ lý giải được cai giai đoạn của 1 người đi tu, nói một cách chung chung.<br />

Rất mong tác giả cũng như BBT xem xét lại việc này để cho bài viết có chất lượng đi về chiều sâu hoặc giáo lý của Đạo Phật hơn.<br />

Kính mong!</p>

Ghét láo xượt -

Ghét láo xượt
Cái trang này càng ngày càng không ra sao cả, như 1 trò lố bịch. Rỏ ràng là chẳng có 1 chút gì gọi là nghiệp vụ báo chí. nên dẹp cái trang mà gọi là báo Điện Tử Kiến Thức đi.

Amendiku -

Amendiku
Chang ly giai vi sao la chu tieu- mang tieng tot nghiep bao chi ra- viet bai ngu ngu Lon

Quang Nguyễn -

Quang Nguyễn
<p>Cần phải có kiến thức tôn giáo vững chắc mới có thể chuyển tải được nội dung đến người đọc phổ thông. Bài viết cần phải được đầu tư thêm về sự hiểu biết và nội dung. Điều quan trọng ở đây là tác giả đã trộn lẫn hình ảnh sinh hoạt văn hóa Phật giáo của hai nước (hoặc hơn) khác nhau trong cùng một bài viết! Cần lưu ý rằng, khất thực là hình thức sinh hoạt của Phật giáo Tiểu thừa vốn không phổ biến ở Việt Nam, và hiện nay càng hiếm; và đặc biệt không có ở giới tiểu mới vào tu ở Việt Nam.</p>

Tinminh84 -

Tinminh84
<p>Theo mình thì bài giải thích chưa kỹ thôi. Còn việc vì sao để chóp làm tiểu thì người mới xuất gia phải tập tu, nên phải trải qua một quá trình ở trong chùa làm tiểu, Sa di rồi sau đó mới được các thầy cho thọ giới Tỳ Kheo về làm thầy. Từ nhiên mới vào mà làm thầy thì sao được, phải học hỏi đã chứ và có được những oai nghi của một người thầy đáng để phật tử học tập thì mới đi thọ giới Cụ Túc (Tỳ Kheo) về làm thầy. Việc để chóp chỉ có ở Phật giáo Bắc Tông và chỉ có ở Việt Nam thôi. Chúng ta vẫn nghe những câu chuyện ngày xưa các bé thường được cha mẹ để một cái vá hình quả đào trên đầu, tôi không biết là để làm gì nhưng ở Phật giáo thì nhằm nhắc nhở như tác giả đã viết "giữ chóp để tự nhắc nhở vẫn còn nhiều phiền não trong đời sống mà cố gắng tu tập." Nhiều khi nên đọc kỹ một chút thì sẽ hiểu ra vấn đề</p>

Anh Việt -

Anh Việt
<p>Đúng như mọi người đã nhận xét, bài viết này với cái tiêu đề chẳng ăn nhập gì với nhau. Điều này thể hiện tư duy lủng củng của tác giả bài viết.<br />

Cái sai có ngay trong tiêu đề bài viết "Vì sao người tập tu được gọi là chú tiểu?" là: Không phải ai mới tập tu cũng được gọi là "CHÚ Tiểu" vì CHÚ là nhằm chỉ rõ giới tính NAM của người tập tu. Người nữ mới tập tu gọi là "Ni CÔ". Đó là cách gọi dân gian, tương ứng với các từ đó thì thuật ngữ chính thống Phật giáo gọi là "Sa-di" và "Sa-di ni". Sa-di trong tiếng Tiếng Việt cũng như tiếng Hán (沙彌) được phiên âm từ chữ Sramanera của tiếng Phạn, có nhiều nghĩa khác nhau như "Cần sách", "Cầu Tịch", "Tức Từ" (dứt bỏ ô nhiễm thế gian). Trong quy tắc dịch Kinh thì những từ có nhiều nghĩa sẽ được giữ nguyên, vì thế mà Phật giáo chính thống dùng thuật ngữ "Sa-di" để chỉ người nam mới tu tập, "Sa-di ni" để chỉ người nữ mới tu tập. <br />

Thông thường, một người nam dưới 20 tuổi mà phát tâm xuất gia thì được gọi là "chú Tiểu" hay "Sa-di", sau một thời gian thọ Sa-di giới sẽ chuyển sang thọ Tỳ Kheo giới (được gọi là Tỳ Kheo, thường thuộc lứa tuổi 20-40, và thọ đủ 250 giới Tỳ Kheo sẽ được gọi là Đại Đức.<br />

P.S: Trong lịch sử văn học và Phật học, có 1 trường hợp đặc biệt của Thị Kính khi giả nam bắt đầu đi tu được gọi là Tiểu Kính Tâm, sau này thân phận được xác định rõ là nữ nhưng vẫn được gọi là TIỂU Kính Tâm.</p>

Hiển thị thêm bình luận