Tờ báo cho hay ngành hàng không non trẻ của Việt Nam đã sẵn sàng cho sự bùng nổ và cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng bay cho việc mở rộng đội tàu, các tuyến đường bay mới và cổ phiếu để trở thành một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất trên thế giới.
New York Times dẫn chứng cho sự phát triển hàng không Việt Nam: “Ngay cả khi nền kinh tế chung của Việt Nam chỉ tăng trưởng khoảng 5%, tốc độ chậm nhất trong 13 năm qua thì nhu cầu đi lại hàng không nội địa của nước này vẫn đang tăng trưởng hai con số”.
|
Việt Nam Airlines đang thống trị thị trường hàng không trong nước. |
Tờ báo cũng cho biết, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế hy vọng Việt Nam trở thành một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới năm tiếp theo với các hạng mục hành khách và vận tải hàng hóa quốc tế và trong nước. Mặc dù bắt đầu với cơ sở thấp và còn nhiều yếu kém, các tàu sân bay của Việt Nam sẽ tăng cường đội tàu của mình trong vài năm tới, tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần để phục vụ thị trường nội địa và hàng không du lịch.
Phân tích mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng hàng không của Việt Nam, New York Times đưa ra các số liệu chi tiết chứng minh như việc hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam Vietjet Air đã đặt mua 92 máy bay từ tập đoàn Airbus trị giá 9 tỷ USD… Tờ báo cho rằng việc mở rộng táo bạo của VietJet là một trong những kế hoạch đầy tham vọng để có thể “làm rung chuyển” hãng hàng nhà nước Việt Nam Airlines. Hãng hàng không VNA đang thống trị thị trường hàng không trong nước và đang có ý định sẽ tăng số lượng đội tàu bay của mình lên đến 101 máy bay vào năm 2015.
Hãng hàng không JetStar Pacific Airlines cũng tham gia vào “cuộc chiến” của các hãng không ở Việt Nam với “chiến lược vé giá rẻ” thu hút người dùng dù không thu được lợi nhuận, Jetstar được coi là ngòi nổ cho cuộc đua vé giá rẻ tại thị trường hàng không Việt Nam, tờ báo nhận định. Có thể nói, cạnh tranh khốc liệt trong ngành hàng không ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.
Lưu Thoa (theo Ny Times)