Cuộc sống khổ cực ngay trên “mỏ vàng” ca cao

Google News

(Kiến Thức) - Tuy nhu cầu về sô cô la là rất lớn nhưng những người trồng ca cao lại quá nghèo. Đây là câu hỏi lớn chưa có lời giải.

Hơn 1/3 ca cao trên thế giới được trồng ở Bờ Biển Ngà, là thu nhập chính của hơn 3,5 triệu người ở quốc gia Tây Phi. Hằng năm, ngành công nghiệp sô cô la thu được lợi nhuận ước tính khoảng 110 tỷ USD. Nhưng ít ai biết, các cây ca cao - nguồn nguyên liệu chính của sô cô la - lại được trồng bởi những người nghèo nhất thế giới, hơn thế nữa, trong các đồn điền ca cao ấy ẩn chứa các hình thức lạm dụng trẻ em tồi tệ nhất. Hiện có tới khoảng 800.000 trẻ em làm việc trong ngành ca cao trên Bờ Biển Ngà.
Cacao được coi là thần dược, hay còn gọi là "thực phẩm của các vị thần".
Hơn thế nữa, tuy mỗi năm thu nhập từ ca cao đạt khoảng 2,800 USD/tấn nhưng trồng ca cao đang trở thành ngành công nghiệp không bền vững. Giới đầu tư đang chuyển sang các loại cây trồng sinh lợi nhiều hơn như cao su, dầu cọ. Ở Tây Phi, nguồn cung ca cao không còn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nữa. Với 1,3 tỷ dân, Trung Quốc đang là quốc gia vươn lên mạnh mẽ trong ngành công nghệp sản xuất sô cô la, dần dần có xu thế soán ngôi các nước châu Phi. Tuy vậy, các nước châu Phi vẫn là nơi tạo được uy tín cho các doanh nghiệp nước ngoài thu mua ca cao vì nguồn gốc rõ ràng của chúng.
Những người nông dân chỉ thu được lợi nhuận rất nhỏ từ ngành công nghiệp ca cao mặc dù sô cô la có giá trị rất lớn.
Hiện nay, thương hiệu lớn Nestlé đã cam kết một “kế hoạch ca cao” trị giá 120 triệu USD trên toàn thế giới. Họ có kế hoạch tạo nên 12 triệu cây mới cho nông dân Bờ Biển Ngà vào năm 2016. Nestlé cũng được đánh giá là một doanh nghiệp cung ứng thực phẩm lớn nhất thị trường Mỹ. Đồng thời, cũng có khoảng 1.200 trường lĩnh vực thiết lập bởi Công ty Nestlé để dạy cho 60.000 nông dân thực hành nông nghiệp tốt đồng nghĩa với việc sẽ không còn tồn tại lao động trẻ em ở ngành công nghệp này.
Ngày nay, Chính phủ Bờ Biển Ngà nói riêng và các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn sô cô la nói chung đang chung sức hợp tác để giữ vững nền công nghiệp ca cao nơi đây, đồng thời xóa bỏ tệ nạn lạm dụng lao động trẻ em châu Phi.
Vân Anh (theo CNN)