Điểm mặt 5 bóng đen bao trùm nền kinh tế thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Khủng hoảng Hy Lạp, phiến quân Hồi giáo IS, chính sách tiền tệ... là những nguy cơ tiềm tàng đe dọa tới nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi.

1. Khủng hoảng tài chính Hy Lạp
Nguy cơ tiềm tàng được cho rằng nguy hại nhất đối với nền kinh tế thế giới khi khủng hoảng tài chính Hy Lạp không thể được giải quyết một sớm một chiều bởi các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.
Diem mat 5 bong den bao trum nen kinh te the gioi
Khủng hoảng tài chính Hy Lạp là mối lo tiềm ẩn gây nguy hại tới nền kinh tế thế giới. 

Nếu Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng euro, điều này sẽ tạo ra tiền lệ cho các nước khác cũng rời bỏ eurozone. Trong đó, Bồ Đào Nha là ứng cử viên hàng đầu khi nước này cũng đang đối mặt với khủng hoảng nợ. Điều này sẽ là cực kỳ bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu. Các hệ thống tài chính toàn cầu sẽ phải chịu tổn thất rất lớn và nền kinh tế thế giới sẽ bị rơi vào suy thoái.
2. Sự sụt giảm hàng hóa của thị trường Trung Quốc
Việc nền kinh tế Trung Quốc bất ngờ chậm lại với việc hàng hóa sụt giảm cũng là một mối lo ngại đối với nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm kéo theo sự trì trệ của các nước Phương Tây khi rất nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm của các quốc gia đặt tại Trung Quốc. Khâu đầu ra của sản phẩm tại đất nước đông dân nhất thế giới chắn chắn sẽ giảm mạnh trong tương lai.
Theo chuyên gia, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ phương Tây đang ngày càng phụ thuộc về nhu cầu hàng hóa từ những nước phát triển trên thế giới. Do đó, việc Trung Quốc giảm lượng hàng hóa sẽ tác động nghiêm trọng tới thị trường tiêu dùng toàn Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
3. Sự can thiệp quá sâu của Nga tới tình hình Ukraine
Mối quan hệ căng thẳng từ lâu của Nga và các nước Phương Tây sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh có vẻ như đang dần xấu đi trong thời gian qua khi Tổng thống Putin quyết định nhiều chính sách liên quan đến tình hình Ukraine.
Gần đây, EU đã tiếp tục gia hạn Hiệp định trừng phạt dành cho Nga (đáng lẽ sẽ được dỡ bỏ trong tháng 7/2015).
Chắc chắn Hiệp định trừng phạt trên sẽ làm suy yếu mối quan hệ thương mại của Nga với các nước khác, tiếp tục gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của Nga. Đồng thời, nó cũng góp phần “nhấn chìm” sản lượng công nghiệp ở Trung và Đông Âu.
4. Các chính sách tiền tệ dẫn tới sự bất ổn của các đồng tiền
Diem mat 5 bong den bao trum nen kinh te the gioi-Hinh-2
Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Thổ Nhĩ Kỳ Erdem Basci lo lắng về nền kinh tế dễ bị tổn thương của nước nhà. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ nâng tỷ giá trong năm nay (2015) và các nhà đầu tư quốc tế cần theo sát những diễn biến này để đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh phù hợp.
Những lần điều chỉnh tỷ giá của FED có thể dẫn tới nhiều bất ổn trên thị trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt là đối với một số quốc gia dễ bị tổn thương nhất như Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Nga và Venezuela.
Những quốc gia trên dễ bị tổn thương bởi việc điều chỉnh giá của FED là bởi vì họ sở hữu những thâm hụt trong tài chính hay sự bất ổn về mặt chính trị và phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu hàng hóa.
5. Phiến quân Hồi giáo IS
Diem mat 5 bong den bao trum nen kinh te the gioi-Hinh-3
 

Sự lớn mạnh của Phiến quân Hồi giáo IS ở khu vực Trung Đông đang là sự đe dọa không chỉ với chính trị thế giới mà còn là mối nguy hiểm cận kề với nền kinh tế toàn cầu. Phiến quân Hồi giáo IS gần đây còn lớn tiếng tuyên bố sẽ tấn công vào Nhà Trắng. Nếu điều này thành hiện thực thì thiệt hại kinh tế không nhỏ, chưa kể đến việc Mỹ có thể tiêu hàng triệu USD vào việc truy quét Phiến quân IS.
Thảo Nguyên (theo BI)