Rủ nhau tự xây chung cư mini: Rẻ được 200 triệu đồng/căn

Google News

Việc phát triển chung cư mi ni là hướng đi tốt để giải quyết chính sách nhà ở cho người dân tại Thủ đô Hà Nội.

- Đang xuất hiện xu hướng nhóm người rủ nhau tự xây chung cư mini, rẻ hơn được 200 triệu đồng/căn.

Hướng đi mới,…

Anh Vũ Văn Quyết, nhóm trưởng một nhóm tự góp tiền mua đất xây chung cư mini tại Hà Nội chia sẻ: "Ban đầu mình có ý định mua đất để xây nhà. Mình nghĩ, một cá nhân bỏ ra số tiền lớn để mua đất rồi xây dựng một ngôi nhà ở Hà Nội quả là một điều rất khó khăn nhất là với người làm công ăn lương.

Xuất phát từ những suy nghĩ ấy, mình đã mạnh dạn tập hợp được 9 người bạn trên diễn đàn cùng góp vốn để xây dựng chung cư mini gia đình.

Nhiều người dân chọn chung cư mini với giá rẻ (ảnh minh hoạ: Người lao động)

Bọn mình lên kế hoạch từ khâu mua đất, xin cấp phép đến các bước xây dựng công trình. Hiện nhóm mình đã chọn mua mảnh đất 65m2 ở khu Kim Mã với số tiền hơn 4 tỷ đồng. Tiền xây dựng dự kiến hết 1,7 tỷ nữa.

Tính các khoản chi phí còn lại, giá cho một căn chung cư mini dao động từ 590 triệu - 660 triệu đồng. So với giá thị trường hiện nay, mỗi căn chung cư mini này sẽ rẻ hơn 200 triệu đồng”.

Cùng ý tưởng và mô hình, anh Nguyễn Văn Quân, Hà Đông - Hà Nội chia sẻ: “Nhà mình đã được dọn về căn hộ chung cư mi ni gia đình vừa xây xong ở ngõ Hà Trì - Hà Đông để “an cư” rồi”.

Nhà quản lý: Đây là hướng đi tốt

Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội: “Việc phát triển chung cư mi ni là hướng đi tốt để giải quyết chính sách nhà ở cho người dân tại Thủ đô Hà Nội. Tôi cũng ủng hộ các cá nhân góp vốn xây dựng chung cư mi ni. Bởi theo tôi đây là hướng đi mới, linh hoạt của các cá nhân đầu tư vừa để giải quyết vấn đề nhà ở, vừa tiết kiệm chi phí xây dựng.

Tuy nhiên các cá nhân này cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc theo Nghị định 71 và Điều 70 của Luật nhà đất. Nếu không đảm bảo được những quy định trên, chúng tôi sẽ xử lý mạnh tay với các trường hợp vi phạm. Ví dụ như: xây dựng quá tầng cho phép, quá mật độ dân cư, hệ thống cháy nổ không đảm bảo…

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ xây dựng) cho hay: chính sách phát triển chung cư mini giải quyết nhà ở cho người dân tại các đô thị là một chính sách lớn của Bộ, Chính phủ về vấn đề an sinh xã hội. Việc các cá nhân góp tiền, mua đất, xây dựng chung cư mini, theo tôi là hướng đi tích cực.

Có thể thấy sự ra đời của hàng loạt dự án chung cư mini đã giúp giải cơn khát về nhà ở cho người dân tại các TP lớn. Cùng với những quy định và thái độ nghiêm túc thực hiện của các chủ đầu tư cho loại hình nhà ở mới này, đây sẽ là hướng đi tốt.

N. Liên - H. Lương

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Mai Trang -

Mai Trang
<p>Một hướng đi tốt cho người dân về giải quyết nhà ở. Ủng hộ! Mong các chủ đầu tư cần có chiến lược rõ ràng và cân đối mật độ dân số. Miễn sao bình yên tôi thấy là ổn rồi. Còn hơn sống vất vưởng, ko nhà, ko cửa..... Đây là chủ chương hay của Bộ... Ủng hộ!</p>

Hà Thị Chín Giáo viên Thái Nguyên -

Hà Thị Chín Giáo viên Thái Nguyên
Ý tưởng thì hay thật đấy, phù hợp với người có thu nhập thấp song tôi nghĩ nếu như nhà nước ko có cách quản lí tốt thì an ninh thủ đô, vấn đề ùn tắc giao thông ,ô nhiễm môi trường , nguồn nước là không tránh khỏi, Đảng và nhà nước ta cần có cái nhìn sáng suốt hơn về vấn đề nhà ở một cách thấu đáo hơn.

Hà Thị Chín- Phú Lương - Thái Nguyên -

Hà Thị Chín- Phú Lương - Thái Nguyên
Cứ đà này thì không biết dân số ở thủ đô trong những năm tới sẽ ra sao, đất chật, người đông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường... Đề nghị chính phủ cần có chủ trương về vấn đề nhà ở một cách thông minh hơn.

Hoang Văn Thụ -

Hoang Văn Thụ
<p>Ý tưởng hay. Một người làm quá sức ta cần góp nhau lại mà làm. Thủ đô " đất chặt người đông' cần giải quyết vấn đề nhà ở là dân sinh. Tắc đường đã tắc cả mấy chục năm nay. Có thêm 999 chiến lược giảm tắc đường nữa cũng khó lắm. Mật độ tăng cao ở đô thị vốn đã cao rồi. Mà hầu hết các hộ dân này phần đa có xu hướng mua đất Ngoại thành. Với quan điểm không phải là nhà quản lý. tôi lại thấy ông quản lý làm tốt, cái nào làm trước, cái nào làm sau. Dân không có tiền lấy đâu tiền mà mua chung cư. Chi bằng họ góp vốn xây dựng là cách hay.</p>

Thống -

Thống
Hà Nội 'đât chặt người đông". Đã đông từ xưa đến nay rồi. Có giãn cũng khó. KHông thể làm như các thành phố trẻ như ĐN, HP,... vì thực tế các tỉnh này dân số thấp. Quy hoạch mới thì mới làm đc. Còn cái mà gọi là tầm nhìn chiến lược với Thủ đô. Quả là nan giải. Chả phải các nhà quản lý không nhìn thấy. Mà bao năm nay vẫn nhìn thấy nhưng không làm được. Đơn giản giống như, ng họp chợ quen nên dù có chợ mới, hiện đại nhưng khoog thích mà cứ thích ngồi chợ lụp sụp thôi. Dễ hiểu. Nên giải quyết được cái nào cho dân thì nên làm. Không nên quá VĨ MÔ. Miễn sao các nhà đầu tư có ý thức thưc hiện đúng văn bản của Bộ quy định là ĐƯỢC.

Mến- Lợi cho Dân thì làm -

Mến- Lợi cho Dân thì làm
Cái gì lợi cho Dân, lợi cho đất nước thì làm. Cứ ngồi mà đợi Quản lý tương lai thì đến bao giờ người làm công ăn Lương ở Thủ đô mới có nhà để ở. Tầm nhìn với chiến lược gì? Mấy ông nói thế vì mấy ông có điều kiện, có nhà ở rồi. Các ông chỉ biết nhìn lên mà không nhìn xuống có bao nhiêu con người không có nhà ở. ở chặt trội, ở vất vưởng. Cần Nhân Sinh. Bởi thực tế, Nhà thu nhập thấp tại Thủ Đô thì không đến lượt. Xây nhà thì ko thể có điều kiện vì "tấc đất tấc vàng".

Nguyễn Quang -

Nguyễn Quang
<p>Sao lại gọi là tốt, bởi ai cũng như vậy thì mật độ dân số tăng cao, gây tắc nghẽn giao thông nội đô.<br />

Đáng lã khu đất này dành cho một hộ, nay thành 9 hộ, mật độ dân tăng 9 lần.<br />

nhà quản lý khen ý tưởng này, chứng tỏ ông này không có tầm nhìn tổng quát.<br />

Ông này nên thôi chức đi được đấy!</p>

nhân -

nhân
<p>Bạn Quang nói đúng, cái kiểu quản lý thiếu tầm nhìn bao quát, nên nước ta sẽ chẳng bao giờ có cái gọi là quy hoạch cho đúng nghĩa.Đúng ra phải giãn dân thì lại ủng hộ co cụm !</p>

Hiển thị thêm bình luận