Lo lắng về tiền bạc dần trở thành nguồn gây căng thẳng ở người trưởng thành. Đôi khi, một sai lầm nhỏ ở tuổi 20 có thể gây ra hậu quả quá mức ở độ tuổi 30, 40 và khi nghỉ hưu
Tuy nhiên, vẫn luôn có những lời khuyên hữu ý giúp mỗi chúng ta tránh những sai lầm lớn về tiền bạc.
1. Sống không có ngân sách
Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, bạn phải có kế hoạch cho tiền của mình, cách bạn sẽ chi tiêu và đầu tư vào nó. Chi tiêu không cần thiết có hai loại: mua quá nhiều thứ lớn (nhà cửa, xe hơi, thậm chí giáo dục đại học) và thâm hụt cạn kiệt vào ngân sách của chính bạn bằng cách chi tiêu vào những thứ như ăn ngoài, quần áo hoặc đồ đạc không cần thiết trong nhà.
Cho dù bạn kiếm được bao nhiêu một tháng, hãy tạo ngân sách cho riêng mình. Hãy chỉ tiêu ít hơn lương mỗi tháng và cố gắng tích lũy tái đầu tư một cách khôn ngoan. Giữ kỷ luật bản thân bằng cách ghi lại thu nhập và chi phí của bạn mỗi tháng.
2. Mua nhà vượt khả năng
Một lời khuyên hữu ích, chúng ta không thể ở nhà 24h để có thể tận hưởng nếu cố gắng mua một căn nhà thật to. Nhà ở là cần thiết nhưng nếu tài chính chưa vững vàng bạn không nhất thiết phải vay mượn, xoay xở để sở ngôi nhà vượt khả năng.
Hình thức mua nhà trả góp ngày càng phổ biến, người mua phải dành chính khoản lương cho khoản thế chấp. Khoản tiết kiệm khi đó thường bị lãng quên, điều đó có nghĩa bạn sẽ cần phải trả nợ mỗi khi có một khoản chi phí lớn, bất ngờ xuất hiện.
Tệ hơn nữa, bạn sẽ mất đi cơ hội đầu tư ở những năm dồi dào cả về sức khỏe và cơ hội. Chi phí cơ hội là không thể phục hồi. Bỏ lỡ cơ hội đồng nghĩa với khoản tiền tiết kiệm hưu trí của bạn sẽ nhỏ đi.
3. Không thực sự phấn đấu cho sự nghiệp khi còn trẻ
Theo bạn, đâu sẽ là tài sản giá trị nhất mà bạn sở hữu? Nếu câu trả lời là nhà hay xe, bạn đã sai. Một người trung bình sẽ kiếm được khoảng 4 tỷ VNĐ trong suốt cuộc đời làm việc và một người trung bình sẽ không sở hữu một ngôi nhà trị giá 4 tỷ.
Nhưng nếu bạn không tối đa hóa khả năng kiếm tiền của mình hoặc trải qua thời kỳ thất nghiệp kéo dài, bạn có thể dễ dàng kết thúc với một nửa hoặc ít hơn.
Cần hiểu rõ con đường sự nghiệp trong nghề nghiệp mà bạn lựa chọn, phấn đấu hết mình và cố gắng để đạt được những cấp bậc cao hơn. Đừng bỏ công việc để rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hãy thử thách mình với những công việc mới nhiều cơ hội cho thu nhập cao hơn.
4. Không tiết kiệm tiền trước khi nghỉ hưu
Hầu hết mỗi chúng ta đều mong muốn và khao khát được nghỉ hưu an nhàn với số tiền tiết kiệm trước đó. Khi con cái đến tuổi trưởng thành và đó cũng là lúc bạn già đi. Nhiều người thường đầu tư hay tiêu xài quá nhiều khi còn trẻ để đến khi về già phải trông đợi vào con cái. Đó là một sai lầm, chủ động cho cuộc sống của chính bản thân luôn là lời khuyên hữu ích đối với mỗi chúng ta.
Tài khoản hưu trí cần tiết kiệm lâu dài và không giới hạn ở con số cuối cùng nếu bạn muốn một cuộc sống về già thật sung túc. Nếu số tiền tiết kiệm đơn giản chỉ gửi ngân hàng và nhận lãi hàng năm thì số tiền sẽ tiếp tục tăng khoảng 8% mỗi năm.
Lưu ý, khoản tiền hưu trí nên để riêng và không tham gia các giao dịch mua bán lớn.
5. Không lập kế hoạch cho chi phí y tế khi nghỉ hưu
Chúng ta về già không thể tránh khỏi bệnh tật. Nếu may mắn, bạn sẽ chỉ gặp phải những căn bệnh phổ biến và không gây tốn kém. Nhưng một tình huống xấu xảy ra, nếu bạn mắc bệnh nặng và phải thường xuyên lui tới bệnh viện. Điều đó sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong chi trả viện phí. Hãy tham gia những dịch vụ bảo hiểm về sức khỏe hàng năm và thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
Trong khoản tiết kiệm cho hưu trí hãy dành một phần cho chăm sóc sức khỏe. Nếu chẳng may bạn mắc căn bệnh nào đó khi còn trẻ hãy lưu ý và tích góp nhiều hơn cho khoản tích lũy.
Tóm lại, rất nhiều thứ bạn cần phải lập kế hoạch cho ngân sách của chính mình. Nghiên cứu, đặt mục tiêu và kỷ luật đối với bản thân. Hãy kiểm soát tài chính của bạn ngay bây giờ và có thói quen cân nhắc kỹ lưỡng đưa ra quyết định tài chính sáng suốt.
Theo Khổng Hồng/VNN