Dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng vào mùa mưa. Ngoài các biện pháp phòng chống, diệt muỗi thông thường, các hộ gia đình cũng chú trọng tới nhiều thiết bị diệt muỗi. Trên thị trường hiện có thiết bị 3 trong 1 vừa tạo ion, lọc khí, đồng thời giúp người dùng có thể bắt, diệt muỗi hiệu quả mà không cần dùng hóa chất, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường sống. Vậy thiết bị này được thiết kế thế nào, ứng dụng công nghệ gì để có được những công dụng nêu trên?
Theo Công ty Sharp Việt Nam, đơn vị sản xuất cung cấp máy lọc không khí và diệt muỗi, chức năng bắt muỗi của thiết bị được xây dựng theo 5 bước: Thiết bị sẽ thu hút muỗi với đèn UV, dẫn dụ muỗi bay vào các khe hẹp và đen trên thân máy. Sau đó máy bắt muỗi bằng dòng khí thổi rất mạnh với góc nghiêng 20 độ, hút muỗi vào bên trong và giữ lại bằng tấm keo. Tấm keo đặc biệt với 3 lớp dính sẽ giữ muỗi lại bên trong máy. Tấm keo này có thời hạn sử dụng một tháng và được thay thế một cách dễ dàng. Cơ chế bắt muỗi của máy hoàn toàn không có sự hiện diện của các chất hoá học, một trong những mối lo ngại khi sử dụng ở các gia đình có trẻ nhỏ.
Máy sử dụng công nghệ diệt khuẩn plasmacluster ion (PCI) có khả năng loại bỏ virus, vi khuẩn và các chất gây dị ứng. Ngoài ra, ở chế độ giúp tăng khả năng lọc khí và mùi hôi của máy, các plasmacluster ion sẽ được phát tán tối đa trong 10 phút đầu tiên. Sau 50 phút tiếp theo, các cấp độ phát tán PCI sẽ được hoạt động luân phiên giữa cấp độ cao và thấp để giảm độ ồn khi hoạt động. Bộ lọc HEPA cao cấp, có khả năng giữ các phân tử bụi có kích thước nhỏ từ 0.3 mirco mét giúp tăng cường chức năng lọc. Đặc biệt, công nghệ ưu việt này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác như ngành giao thông vận tải (phương tiện vận chuyển công cộng, xe ô tô), khách sạn, nhà máy...
Thiết bị này còn giúp ngăn ngừa các mối đe dọa từ loài côn trùng nguy hiểm gây sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh chikungunya thường xảy ra ở các nước Đông Nam Á. Để minh chứng cho tính bắt muỗi hiệu quả, 15 cuộc thí nghiệm đã được tiến hành tại các ngôi nhà được mô phỏng theo không gian sống của vùng Đông Nam Á. Kết quả cho thấy rằng, tỷ lệ muỗi bị bắt đạt hiệu quả cao lên tới 91% đối với muỗi vằn Culex, 73% đối với muỗi vằn Aedes và 72% đối với ruồi.
Q.Hương