TS Tsanangurayi Tongesayi (Đại học Monmouth ở bang New Jersey) cùng đồng nghiệp kiểm nghiệm các mẫu gạo bán trên thị trường Mỹ sau khi nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Bhutan, Israel, Czech và Đức.
Một số mẫu gạo nhập từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan có hàm lượng chì cao gấp 120 lần tổng ngưỡng tạm thời có thể chấp nhận được (PTTI) do Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) quy định.
Theo FDA, nếu vượt PTTI hơn 10 lần thì hàm lượng chì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng. “Tính toán của chúng tôi cho thấy, các mẫu gạo vượt ngưỡng tác động sức khỏe này từ 2 đến 12 lần, mức cao nhất đến từ gạo Trung Quốc và Đài Loan”, TS Tongesayi nói.
|
Nông dân tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc thu hoạch lúa lai DH2525. Ảnh: Xinhua.
|
Nói cách khác, hàm lượng chì vượt mức PTTI từ 20 đến 120 lần. “Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể kết luận rằng, những loại gạo này có thể gây ra các tác động có hại”.
Vì lúa được trồng trong điều kiện được tưới tiêu nhiều và thường xuyên, nên lúa chịu tác động của chất ô nhiễm trong nước nhiều hơn các loại cây lương thực khác.
“Nếu nhìn vào các tài liệu khoa học, đặc biệt về trồng lúa ở Ấn Độ và Trung Quốc, bạn sẽ thấy họ tưới cây bằng nước cống, thậm chí nước thải công nghiệp chưa qua xử lý”, TS Tongesayi nói.
Việc chuyển rác thải điện tử tới các nước đang phát triển và từ đó dẫn tới ô nhiễm cũng làm trầm trọng thêm vấn đề, TS Tongesayi giải thích.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Theo Tiền Phong