Giá xăng hôm nay 02/8: Tiếp đà giảm nhẹ sau khi đạt đỉnh?

Google News

Giá xăng hôm nay 2/8 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 2/8 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu hôm nay ngày 02/08/2023 tại thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch sáng nay, giá xăng dầu thế giới đã bật tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, vào lúc 7h30 sáng nay, giá dầu thô Brent tăng hơn 1%, lên quanh mức 85,82 USD/thùng. Tương tự, giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) cũng tăng hơn 1%, được giao dịch quanh mức 82,20 USD/thùng.
Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 1/8, giá dầu thô Brent giảm nhẹ 0,6% và giá dầu thô WTI giảm 0,5%. Nguyên nhân chủ yếu do đồng USD đã tăng giá và một bộ phận nhà đầu tư tiến hành chốt lời sau đà tăng mạnh của giá dầu thô vừa qua. Tuy nhiên, đây vẫn đang là vùng giá cao nhất của dầu thô kể từ giữa tháng 4/2023 đến nay.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 02/08/2023 tại thị trường trong nước
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu vừa được điều chỉnh trong kỳ điều hành ngày 1/8 theo diễn biến thị trường thế giới. Bình quân giá xăng dầu thành phẩm các loại trên thị trường thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/7/2023 và kỳ điều hành ngày 01/8/2023 đã tăng từ 6,3% - 9,2%.
Đồng thời, tại kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định không trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu. Liên Bộ chi Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng dầu diesel ở mức 400 đồng/lít; đối với mặt hàng dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường trong nước từ ngày 1/8/2023 như sau:
- Giá xăng E5RON92 tăng 1.152 đồng/lít, ở mức không cao hơn 22.791 đồng/lít;
- Giá xăng RON95-III tăng 1.171 đồng/lít, ở mức không cao hơn 23.963 đồng/lít;
- Giá dầu diesel 0.05S tăng 1.112 đồng/lít, ở mức không cao hơn 20.612 đồng/lít;
- Giá dầu hỏa tăng 1.081 đồng/lít, ở mức không cao hơn 20.270 đồng/lít;
- Giá dầu mazut 180CST 3.5S tăng 806 đồng/kg, ở mức không cao hơn 16.531 đồng/kg.

Giá xăng dầu trong nước ngày 1/8

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 1/8, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 1/8/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 1.300 đồng/lít

22.790 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 1.220 đồng/lít

21.630 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 890 đồng/lít

19.500 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 860 đồng/lít

19.180 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 437 đồng/kg

15.725 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/7/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 21 đợt điều chỉnh, trong đó có 11 đợt tăng, 7 đợt giảm và 3 đợt giữ nguyên.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều 1/8. Theo một số doanh nghiệp đầu mối, giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh với mức tăng dao động trong khoảng 1.000-1.400 đồng/lít (kg).

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h23 ngày 1/8/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 12/2023

Tokyo

72,300

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 10/2023

ICE

85,25

(0,07)

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 9/2023

Nymex

81,66

(0,16)

USD/thùng

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,16% xuống 81,66 USD/thùng vào lúc 7h23 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 10 giảm 0,07% xuống 85,25 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng lên cao nhất 3 tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (31/7) và ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2022, nhờ những tín hiệu nguồn cung toàn cầu thắt chặt và nhu cầu gia tăng trong những tháng còn lại của năm.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giao tháng 10 tăng 1,2% lên 85,43 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,5% lên 81,8 USD.

Cả hai loại dầu đều lên cao nhất kể từ cuối tháng 4 và là phiên tăng thứ 3 liên tiếp sau khi xác lập chuỗi tăng 5 tuần vào tuần trước.

Arab Saudi dự kiến sẽ kéo dài kế hoạch giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày thêm một tháng nữa sang tháng 9.

Sản lượng của Arab Saudi đã giảm 860.000 thùng/ngày trong tháng 7, trong khi tổng sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu  Dầu mỏ (OPEC) giảm 840.000 thùng/ngày, một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy.

Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết giá dầu thô đã kết thúc một tháng vững chắc ở mức cao nhờ triển vọng nhu cầu vẫn ấn tượng và không ai nghi ngờ việc OPEC+ sẽ giữ thị trường chặt chẽ.

Dự trữ dầu cũng đang bắt đầu giảm ở những nơi khác, đặc biệt là ở Mỹ, nơi chính phủ đã bắt đầu bổ sung kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) sau khi tồn kho xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Các nhà phân tích ước tính trung bình tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khoảng 900.000 thùng trong tuần tính đến ngày 28/7.

Phil Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group, cho biết sau khi kết thúc đợt phát hành SPR và lo ngại suy thoái kinh tế cũng như tình trạng cạn kiệt thanh khoản do rủi ro về sự ổn định của ngân hàng, khiến thị trường bỏ qua tình trạng siết chặt nguồn cung sắp xảy ra, tình trạng thâm hụt nguồn cung sắp tới đang trở nên quá lớn để có thể bỏ qua.

Goldman Sachs ước tính rằng nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 102,8 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và điều chỉnh tăng nhu cầu năm 2023 thêm khoảng 550.000 thùng/ngày dựa trên ước tính tăng trưởng kinh tế  mạnh mẽ hơn ở Ấn Độ và Mỹ, bù đắp cho sự sụt giảm tiêu thụ của Trung Quốc.

Minh Châu (t/h)