Giá xăng hôm nay 1/12: Quay đầu giảm nhẹ?

Google News

Giá xăng hôm nay 1/12 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 1/12 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 1/12

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 1/12 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 1/12/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá mới

Xăng RON95-III

- 30 đồng/lít

22.990 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 100 đồng/lít

21.790 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 90 đồng/lít

20.190 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 170 đồng/lít

21.110 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 90 đồng/kg

15.720 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 30/11/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 34 đợt điều chỉnh, trong đó có 18 đợt tăng, 12 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 1/12/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Giao tháng 12/2023

Nymex

80,556

-2,8

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 12/2023

Nymex

75,787

-2,66

USD/thùng

 

Giá dầu thô WTI giảm về mức 75,787 USD/thùng, tương đương giảm 2,66%; giá dầu Brent giảm nhẹ 80,556% USD/thùng, tương đương 2,8% so với phiên giao dịch trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, giá dầu thô WTI giảm 6,58%, giá dầu Brent giảm 7,21%.

Kết thúc phiên giao dịch 30/11, giá dầu giảm hơn 2% sau khi các nhà sản xuất OPEC+ đồng ý cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện trong quý I/2024. Đáng chú ý, mức cắt giảm sẽ được công bố bởi từng thành viên thay vì toàn bộ nhóm.

Reuters thông tin, Saudi Arabia, Nga và các thành viên khác của OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024.

Theo giới phân tích, giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước quyết định của OPEC+.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng bị tác động trước rủi ro tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu, làm hạn chế nhu cầu tiêu thụ.

Dữ liệu kinh tế kém tích cực của Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu yếu.

Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất tháng 11 của Trung Quốc đạt 49,4 điểm, thấp hơn mức 49,5 điểm trong tháng 10. Cùng với đó, hoạt động chế tạo của Trung Quốc trong tháng 11 đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, với mức giảm mạnh hơn dự đoán.

Trong khi đó, báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 29/11 cho thấy lượng dầu thô và nhiên liệu chưng cất dự trữ của Mỹ bất ngờ tăng lên trong tuần trước. Tồn kho xăng của Mỹ cũng tăng nhiều hơn dự kiến. Điều này chứng tỏ nhu cầu yếu.

Báo cáo của EIA trái ngược với báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API). Trước đó một ngày, API cho hay tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 817.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 24/11.

Ngoài ra, theo Reuters, một cơn bão lớn ở khu vực Biển Đen đã làm gián đoạn xuất khẩu từ Kazakhstan và Nga tới 2 triệu thùng dầu/ngày. Việc này làm gia tăng nguy cơ thắt chặt nguồn cung trong ngắn hạn.

 

 

 

Minh Châu (t/h)