Giá xăng hôm nay 12/7: Phục hồi nhẹ?

Google News

Giá xăng hôm nay 12/7 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 12/7 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 11/7

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 11/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 11/7/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

- 587 đồng/lít

21.428 đồng/lít

Xăng E5RON92

- 408 đồng/lít

20.470 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 5 đồng/lít

18.169 đồng/lít

Dầu hỏa

- 30 đồng/lít

17.926 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 36 đồng/kg

14.623 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 3/7/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 19 đợt điều chỉnh, trong đó có 9 đợt tăng, 7 đợt giảm và 3 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h15 ngày 11/7/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 11/2023

Tokyo

65.220

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 9/2023

ICE

77,89

0,06

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 8/2023

Nymex

73,25

0,36

USD/thùng

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,36% lên 73,25 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 0,06% lên 77,89 USD/thùng..

Giá dầu thô giảm 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (10/7) vì khả năng lãi suất tiếp tục tăng tại Mỹ, nhưng việc giảm nguồn cung tại các nhà xuất khẩu lớn là Arab Saudi và Nga đã hạn chế mức giảm.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 1% xuống 77,69 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong hơn hai tháng vào đầu phiên. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,2% xuống 72,99 USD.

“Các nhà giao dịch rất thận trọng về việc lãi suất cao hơn, điều này có thể làm giảm nhu cầu rất nhanh”, ông Dennis Kissler của BOK Financial nói, đồng thời cho biết thêm rằng một số nhà đầu tư cũng đang tham gia chốt lời sau đợt tăng giá vào tuần trước.

Cả hai loại dầu đều tăng hơn 4,5% vào tuần trước sau khi Arab Saudi và Nga tuyên bố đợt giảm sản lượng mới, đưa tổng mức giảm sản lượng của nhóm OPEC+ lên khoảng 5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu dầu toàn cầu.

Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco Mary Daly một lần nữa cho biết bà tin rằng có thể sẽ cần thêm hai đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay để giảm lạm phát vẫn còn quá cao, trong khi Chủ tịch Fed tại Cleveland Loretta Mester cũng phát đi tín hiệu tăng lãi suất.

Lãi suất cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

Cuối tuần trước, Bộ Lao động Mỹ đã báo cáo mức tăng việc làm hàng tháng thấp nhất trong 2 năm rưỡi cùng với mức tăng tiền lương mạnh mẽ. Dữ liệu củng cố khả năng Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp vào cuối tháng này.

Trong khi đó, giá tại cổng nhà máy của Trung Quốc đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 7 năm vào tháng 6, theo dữ liệu của chính phủ, cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chậm lại.

Tuy nhiên, nhu cầu dầu từ Trung Quốc và các nước đang phát triển, kết hợp với việc giảm nguồn cung của OPEC+, có thể sẽ khiến thị trường thắt chặt trong nửa cuối năm bất chấp nền kinh tế toàn cầu trì trệ, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay.

Các thị trường cũng đang tập trung vào việc công bố dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, một báo cáo lạm phát quan trọng và một loạt báo cáo kinh tế từ Trung Quốc vào cuối tuần này để xác định nhu cầu nhiên liệu, theo Reuters.Theo Công cụ FedWatch của CME Group, xác suất Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 25-2/7 hiện là khoảng 95%, tăng từ mức 92% ngay trước khi dữ liệu việc làm được công bố.

Chi phí vay cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

Ở châu Âu, lạm phát cao trong nhiều thập kỷ và tác động của chiến tranh ở Ukraine đã buộc các công ty phải áp dụng biện pháp đóng băng tuyển dụng và sa thải nhân viên.

Tại Đức, khả năng phục hồi kinh tế nhanh chóng ít có khả năng xảy ra do dữ liệu cho thấy sản lượng công nghiệp giảm bất ngờ.

 

 

 

Minh Châu (t/h)